Xuất huyết dịch kính: Triệu chứng và cách điều trị
18/12/2023 376 lượt xem A A- A+ []

Xuất huyết dịch kính là sự hiện diện của máu trong khoang dịch kính gây đục dịch kính và các bệnh lý tiếp theo vì sự hiện diện bất thường của máu.

 

1. Xuất huyết dịch kính là gì?

Xuất huyết dịch kính (Vitreous Hemorrhage) là tình trạng máu tràn vào trong buồng dịch kính. Một lượng máu nhỏ có thể gây mờ mắt, nhưng lượng máu lớn có nguy cơ gây đục dịch kính, dẫn tới mất thị lực gần như hoàn toàn. Đây là bệnh lý phức tạp về nguyên nhân, bệnh cảnh, diễn biến và điều trị, và thường được gọi bằng tên chung là hội chứng xuất huyết dịch kính.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, xuất huyết dịch kính thuộc nhóm bệnh nặng và hay gặp ở dịch kính. Nếu không được điều trị sớm, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như: thị lực giảm đi nhanh chóng, hiện tượng ruồi bay trước mắt, nhìn thấy màu hồng. Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương khác nhau đặc biệt sau chấn thương. Lúc này, xuất huyết sẽ che lấp những tổn thương của một số bộ phận khác. Sau đó, chính bản thân máu nằm lâu trong dịch kính sẽ gây biến chứng như: Bong võng mạc, viêm màng bồ đào, nhiễm sắt…

Xuất huyết dịch kính.

2. Nguyên nhân

Xuất huyết dịch kính là một bệnh lý phức tạp, có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó thường bao gồm:

2.1 Bệnh võng mạc tiểu đường

Trường hợp bị tiểu đường ở giai đoạn muộn rất dễ bị bệnh võng mạc, dẫn đến tăng sinh các mạch máu bất thường. Những mạch máu này rất dễ vỡ, chảy máu và rò rỉ vào khoang mắt khiến người bệnh có nguy cơ cao bị xuất huyết dịch kính. Sự phát triển của mạch máu mới là do thiếu máu cục bộ (giảm cung cấp máu và oxy) và được kích thích bởi các yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) và yếu tố tăng trưởng giống insulin.

2.2 Chấn thương

Chấn thương mắt là nguyên nhân phổ biến gây bệnh xuất huyết dịch kính mắt. Tỷ lệ mắc bệnh ở người trẻ tuổi (<40 tuổi) chiếm khoảng từ 12 – 18,8% [1] và phổ biến hơn ở nam giới. Theo đó, xuất huyết dịch kính có thể gặp sau chấn thương xuyên nhãn cầu hoặc chấn thương đụng dập nhãn cầu. Ngoài ra, bệnh nhân bị chấn thương sọ não (hội chứng Terson và shaken baby syndrome – hội chứng tung trẻ lên cao khi chơi đùa) cũng có nguy cơ mắc bệnh này.

2.3 Rách hoặc bong võng mạc

Một vết rách ở võng mạc có thể khiến chất lỏng từ mắt rò rỉ vào phía sau võng mạc, gây bong võng mạc. Khi điều này xảy ra, máu từ mạch máu võng mạc có thể chảy vào buồng dịch kính. Ước tính, các ca xuất huyết dịch kính do rách hoặc bong võng mạc chiếm khoảng 11,4–44% trên tổng số ca bệnh [2].

2.4 Bong dịch kính sau (PVD)

Các trường hợp xuất huyết dịch kính do bong dịch kính sau chiếm tỷ lệ khoảng 3,7% – 11,7% trong tổng số ca bệnh. Xuất huyết dịch kính xảy ra do sự bong ra của các mạch máu võng mạc nông, quanh gai thị hoặc do vỡ các mạch máu bắc cầu qua vết rách. Trong những trường hợp có triệu chứng PVD cấp tính, nếu xuất hiện đồng thời VH, nguy cơ rách võng mạc tăng tới 70%.

2.5 Một số nguyên nhân khác

  • Tắc tĩnh mạch võng mạc
  • Viêm mạch võng mạc
  • Bệnh võng mạc – hồng cầu hình liềm bị tăng sinh
  • Chứng phình động mạch võng mạc
  • Xuất huyết dưới nhện (hội chứng Terson)
  • Bệnh võng mạc Valsalva
  • Rối loạn tạo máu/rối loạn đông máu
  • Thoái hóa điểm vàng tuổi già thể tân mạch
  • Các rối loạn khác bao gồm: bệnh võng mạc liên kết nhiễm sắc thể X, bệnh tăng sinh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP), bệnh võng mạc dịch kính xuất tiết, viêm màng bồ đào trung gian, polyp mạch hắc mạc vỡ…
Xuất huyết dịch kính ảnh hưởng đến thị lực và thẩm mỹ.

3. Triệu chứng 

Các triệu chứng phổ biến của xuất huyết dịch kính bao gồm:

  • Mờ mắt.
  • Nhìn thấy các đốm đen, mạng nhện, vật bay lơ lửng.
  • Nhìn thấy màn sương mỏng trước mắt.
  • Xuất hiện vệt màu hồng hoặc đỏ trong tầm nhìn.
  • Thị lực suy giảm nhanh, mắt nhìn rất mờ vào buổi sáng.

4. Điều trị 

4.1 Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc cầm máu Vitamin K tiêm, vitamin C, rutin C… tam thất bột uống hàng ngày 10g… để cầm máu. Với biện pháp tiêu máu nên uống nhiều nước, uống khoảng 1 lít nước trong thời gian ngắn, uống nhanh nhằm gây nên tình trạng nhược trương máu tạm thời giúp quá trình tan và tiêu máu nhanh hơn. Sử dụng thêm thuốc hyase tiêm cạnh nhãn cầu, tam thất… để hỗ trợ tiêu máu nhanh. Người bệnh cũng cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh để tránh xuất huyết lan rộng, cũng như giúp máu đã chảy lắng xuống và giải phóng một phần trục nhìn.

Ngoài ra, với bệnh lý võng mạc tiểu đường tăng sinh, bác sĩ cũng có thể sử dụng thêm thuốc chống tăng sinh nội nhãn trong đó bevacizumab và ranibizumab là những loại thuốc chống lại việc sản xuất VEGF (thụ thể yếu tố tăng trưởng nội mạch) [3].

4.2 Phẫu thuật 

  • Laser quang đông: Sử dụng tia laser để bịt kín điểm rò mới có nguy cơ rò rỉ máu. Phương pháp phù hợp với những người bị tăng sinh mạch máu. Laser khu trú hoặc toàn bộ sẽ được chỉ định trong trường hợp nguyên nhân gây xuất huyết dịch kính là bệnh lý. 
  • Liệu pháp áp lạnh võng mạc lạnh đông: Xuất huyết võng mạc đáp ứng tốt với liệu pháp áp lạnh. Máu tan ra và được làm sạch sớm hơn. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này gây viêm, sản sinh fibrin và có thể dẫn đến bong võng mạc. Phương pháp được chỉ định với trường hợp đã từng phẫu thuật cắt dịch kính và bị chảy máu trở lại.
  • Cắt dịch kính: Một tiến bộ quan trọng giúp xử lý tiêu máu dịch kính. Phương pháp cắt dịch kính được chỉ định trong các trường hợp đã điều trị nội khoa từ 1 – 2 tuần nhưng máu không tiêu. Mục đích chính của phẫu thuật cắt dịch kính là để giải phóng thị lực, đề phòng và điều trị biến chứng.

Khách hàng muốn đặt lịch thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga Hà Nội, liên hệ hotline 09.69.88.88.01 - 09.69.88.88.02 để được tư vấn. 

 

Đăng ký dịch vụ khám
Quý khách vui lòng để lại thông tin để được tư vấn tốt nhất
Tags: Tags 1Tags 2
Bệnh lỗ hoàng điểm là gì?  01Bệnh lỗ hoàng điểm là gì? 
Lỗ hoàng điểm (LHĐ) là một bệnh lý diễn ra khá phổ biến, gây suy giảm thị lực từ mức độ nhẹ cho đến trầm trọng. Trước kia, bệnh lý này được các chuyên gia nhãn khoa coi là một bệnh khó, cả về mặt chẩn đoán cũng như là điều trị. Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật hiện đại, lỗ hoàng điểm đã có thể được chẩn đoán chính xác và hoàn toàn có khả năng điều trị thành công bằng phẫu thuật.
Rách (bong) võng mạc: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 02Rách (bong) võng mạc: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Bong võng mạc là một tình trạng nghiêm trọng về mắt, cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bởi võng mạc bị bong ra sẽ ảnh hưởng tới thị lực và có thể dẫn tới mù lòa.
Thoái hóa võng mạc chu biên và các dấu hiệu thường gặp 03Thoái hóa võng mạc chu biên và các dấu hiệu thường gặp
Thoái hóa võng mạc chu biên là một hiện tượng bệnh lý vô cùng nguy hiểm có khả năng dẫn đến mù lòa, tuy nhiên lại rất ít người hiểu rõ về căn bệnh này.
Viêm màng bồ đào: Nguyên nhân và điều trị 04Viêm màng bồ đào: Nguyên nhân và điều trị
Viêm màng bồ đào là một bệnh lý về mắt khá phổ biến ở Việt Nam. Một trong những điểm nguy hiểm của bệnh này chính là rất dễ nhầm với đau mắt đỏ, bệnh thường hay tái phát và gây nhiều tổn thương nặng nề thậm chí là mù lòa.
Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là gì? 05Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là gì?
Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là bệnh lý thường gặp do rối loạn mạch máu tại võng mạc, có thể gây suy giảm thị lực, thậm chí dẫn tới mù nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng phác đồ.
Thoái hóa hoàng điểm: Cách nhận biết và điều trị 06Thoái hóa hoàng điểm: Cách nhận biết và điều trị
Khi bị thoái hóa điểm vàng, thị giác của người bệnh sẽ giảm, thế giới xung quanh sẽ trở nên mờ nhạt và méo mó. Thoái hóa điểm vàng ở mắt tuy không gây đau đớn, nhưng khi đã mắc bệnh thì rất khó hồi phục, cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều.
Điều trị bệnh lý võng mạc bằng laser 07Điều trị bệnh lý võng mạc bằng laser
Để điều trị bệnh lý võng mạc, người ta ứng dụng hai tác động tương tác lên mô của laser là nhiệt và quang hóa. Trong tác động nhiệt của laser lên mô, có sự biến đổi năng lượng từ ánh sáng sang nhiệt khi mô hấp thụ ánh sáng, gây biến tính protein và tạo ra sự đông kết mô. Tác động này gọi là quang đông (photocoagulation) và được sử dụng nhiều nhất.
Vẩn đục dịch kính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 08Vẩn đục dịch kính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Vẩn đục dịch kính là bệnh lý ở mắt thường xuất hiện ở sau tuổi 50. Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, đặc biệt trong những trường hợp nặng khi vẩn đục dịch kính di chuyển không ngừng trong thị trường, một số trường hợp có thể gây ra biến chứng rách, bong võng mạc ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực.
Tăng sinh dịch kính võng mạc: Nguyên nhân và phương pháp điều trị 09Tăng sinh dịch kính võng mạc: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Tăng sinh dịch kính võng mạc là một trong những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật bong võng mạc, xảy ra khi mô sẹo hình thành ở trên hoặc dưới võng mạc co rút khiến cho võng mạc khó lành và làm tăng nguy cơ bong lại.
Laser quang đông võng mạc 10Laser quang đông võng mạc
Hiện nay, người bị biến chứng đáy mắt có thể được điều trị phẫu thuật bằng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Trong đó, phương pháp Laser quang đông võng mạc là phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất.
Võng mạc đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị 11Võng mạc đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh Võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới.
Tổng quan về bệnh Võng mạc 12Tổng quan về bệnh Võng mạc
Bệnh lý võng mạc và đục thủy tinh thể đang chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách nguyên nhân gây mù lòa hiện nay. Đây là một nhóm bệnh lý tồn tại nhiều dạng khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến khả năng nhìn của bệnh nhân.
Đăng ký khám
Đăng ký ngay Tìm bệnh viện