Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là gì? Cách điều trị thế nào?
10/04/2024 226 lượt xem A A- A+ []

Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là sự ngừng trệ tuần hoàn trở về, xảy ra ở thân tĩnh mạch trung tâm võng mạc, ngay đĩa thị hoặc tắc nhánh tĩnh mạch thường gặp sau chỗ bắt chéo động - tĩnh mạch.

Các yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ tắc tĩnh mạch võng mạc

  • Thường gặp ở người nhiều tuổi;
  • Cao huyết áp;
  • Đái tháo đường;
  • Rối loạn đông máu, mỡ máu cao…;
  • Nhãn áp cao;
  • Viêm thành mạch…

Các biểu hiện lâm sàng

  • Dấu hiệu cơ năng: giảm thị lực nhiều hoặc ít, cảm giác như sương mù hoặc có ám điểm trung tâm.
  • Khám bán phần trước thường không phát hiện được tổn thương gì
  • Khám đáy mắt: đây là khám nghiệm bắt buộc và có giá trị chẩn đoán. Soi đáy mắt hoặc chụp đáy mắt xuất hiện giãn tĩnh mạch: hệ tĩnh mạch giãn to, ngoằn nghèo, giãn cả về khẩu kính và chiều dài. Xuất huyết, phù gai thị, xuất tiết mềm, xuất tiết cứng…
  • Biểu hiện cận lâm sàng: Chụp mạch huỳnh quang võng mạc là khám quan trọng có giá trị chẩn đoán, là cơ sở phân loại và hướng điều trị.

Các hình thái lâm sàng

Bệnh có thể diễn biến theo các hình thái lâm sàng khác nhau. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển từ hình này sang hình thái khác.

  • Hình thái thiếu máu: đây là hình thái nặng, chiếm khoảng 15%, thường hay gặp ở người cao tuổi, thị lực thường không hồi phục. Bệnh có thể tiến triển thành Glocom tân mạch, gây đau nhức khó chịu sau khoảng 3 tháng không được điều trị.
  • Hình thái phù: thường gặp hơn, chiếm khoảng 65%, thị lực giảm. Tiến triển: Có thể tốt, dấu hiệu cơ năng giảm dần. Đáy mắt: những xuất tiết mềm tiêu sau 2 tháng, xuất huyết và phù giảm đi. Song trong 1 nửa số trường hợp phù hoàng điểm kéo dài đưa đến phù hoàng điểm dạng nang, gây giảm thị lực không hồi phục. Và có 1/4 số trường hợp có thể chuyển sang hình thái hỗn hợp với nguy cơ sinh tân mạch.
  • Hình thái hỗn hợp: Thị lực giảm, có ám điểm trung tâm, nhiều xuất huyết, phù võng mạc, nhiều xuất tiết mềm. Bệnh có thể tiến triển thành hình thái thiều máu hoặc hình thái phù. Tuy nhiên không trầm trọng như hình thái thiếu tưới máu. Những tân mạch võng mạc và gai thị xuất hiện ở rìa vùng thiếu máu nhưng tỷ lệ của vùng thiếu tưới máu ít không đủ để kích thích sinh tân mạch mống mắt.

Cách điều trị

Chỉ định chụp đáy mắt là rất cần thiết cho điều trị. Nếu chúng ta không xác định được phương hướng điều trị, sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng: gây đau nhức và mất thị lực vĩnh viễn.

Điều trị nội khoa

  • Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu.
  • Giảm rối loạn tính thấm và huyết động.
  • Chống xuất huyết và xuất tiết.
  • Corticoide được dùng khi có phản ứng viêm.

Điều trị quang đông võng mạc bằng Laser

  • Điều trị cho hình thái thiếu máu và hình thái hỗn hợp. Dựa vào hình ảnh huỳnh quang, quang đông tất cả những vùng thiếu tưới máu để đề phòng xuất hiện tân mạch và các biến chứng của tân mạch. Nếu vùng thiếu tưới máu rộng, cần quang đông toàn bộ võng mạc chỉ chừa lại cực sau giữa 2 cung mạch thái dương (Pan-photo).
  • Ở hình thái phù, chỉ quang đông khi có xuất tiết vòng bao quanh những vùng tổn thương vi mạch gây dị thường mạch máu. Nếu phù hoàng điểm kéo dài, thị lực giảm thì có thể quang đông dạng lưới vào những hốc võng mạc phù nặng, nhưng vẫn phải trừ lại vùng trung tâm hoàng điểm 500m để tránh nguy cơ gây ám điểm trung tâm.

Điều trị lạnh đông và phẫu thuật (khi có chỉ định)

Điều trị quang đông, lạnh đông hoặc điện đông thể mi

Nếu đã có biến chứng Glôcôm tân mạch thì các biện pháp điều trị ít có kết quả, cần thiết phải quang đông, lạnh đông hoặc điện đông thể mi. Đôi khi phải cắt bỏ nhãn cầu nếu đau kéo dài. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải quang đông hay lạnh đông những hình thái thiếu tưới máu võng mạc nặng để tránh hình thành Glôcôm tân mạch.

Trên đây là những thông tin về bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc. Bệnh nhân muốn tìm hiểu về bệnh và các phương pháp điều trị, hãy liên hệ ngay hotline: 09.69.88.88.01 - 09.69.88.88.02 để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.

Đăng ký dịch vụ khám
Quý khách vui lòng để lại thông tin để được tư vấn tốt nhất
Tags: Tags 1Tags 2
Bệnh lỗ hoàng điểm là gì?  01Bệnh lỗ hoàng điểm là gì? 
Bệnh lỗ hoàng điểm (LHĐ) là một bệnh lý diễn ra khá phổ biến, gây suy giảm thị lực từ mức độ nhẹ cho đến trầm trọng. 
Rách (bong) võng mạc: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 02Rách (bong) võng mạc: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Bong võng mạc là một tình trạng nghiêm trọng về mắt, cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bởi võng mạc bị bong ra sẽ ảnh hưởng tới thị lực và có thể dẫn tới mù lòa.
Thoái hóa võng mạc chu biên và các dấu hiệu thường gặp 03Thoái hóa võng mạc chu biên và các dấu hiệu thường gặp
Thoái hóa võng mạc chu biên là một hiện tượng bệnh lý vô cùng nguy hiểm có khả năng dẫn đến mù lòa, tuy nhiên lại rất ít người hiểu rõ về căn bệnh này.
Bệnh Viêm màng bồ đào 04Bệnh Viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào là một bệnh lý về mắt khá phổ biến ở Việt Nam. Một trong những điểm nguy hiểm của bệnh này chính là rất dễ nhầm với đau mắt đỏ, bệnh thường hay tái phát và gây nhiều tổn thương nặng nề thậm chí là mù lòa.
Bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già: Cách nhận biết và điều trị 05Bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già: Cách nhận biết và điều trị
Thoái hóa hoàng điểm (thoái hóa điểm vàng) là một bệnh ảnh hưởng đến hoàng điểm, bộ phận của mắt giúp chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết hình ảnh. Thoái hóa điểm vàng có thể gây ra các vấn đề cho thị lực trung tâm (central vision), là vùng thị lực giúp nhìn rõ vật thể. Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (Age-related macular degeneration – AMD) và bệnh Stargardt là hai dạng của bệnh thoái hóa điểm vàng.
Điều trị bệnh lý võng mạc bằng laser 06Điều trị bệnh lý võng mạc bằng laser
Để điều trị bệnh lý võng mạc, người ta ứng dụng hai tác động tương tác lên mô của laser là nhiệt và quang hóa. Trong tác động nhiệt của laser lên mô, có sự biến đổi năng lượng từ ánh sáng sang nhiệt khi mô hấp thụ ánh sáng, gây biến tính protein và tạo ra sự đông kết mô. Tác động này gọi là quang đông (photocoagulation) và được sử dụng nhiều nhất.
Vẩn đục dịch kính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 07Vẩn đục dịch kính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Vẩn đục dịch kính là bệnh lý ở mắt, thường xuất hiện ở sau tuổi 50. Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, đặc biệt trong những trường hợp nặng khi vẩn đục dịch kính di chuyển không ngừng trong thị trường, một số trường hợp có thể gây ra biến chứng rách, bong võng mạc ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực.
Tăng sinh dịch kính võng mạc: Nguyên nhân và phương pháp điều trị 08Tăng sinh dịch kính võng mạc: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Tăng sinh dịch kính võng mạc là một trong những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật bong võng mạc, xảy ra khi mô sẹo hình thành ở trên hoặc dưới võng mạc co rút khiến cho võng mạc khó lành và làm tăng nguy cơ bong lại.
Xuất huyết dịch kính: Triệu chứng và cách điều trị 09Xuất huyết dịch kính: Triệu chứng và cách điều trị
Xuất huyết dịch kính không hiếm khi thăm khám mắt hàng ngày với tần suất gặp 7/100.000 dân, thuộc nhóm nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực cấp và bán cấp.
Laser quang đông võng mạc 10Laser quang đông võng mạc
Với những trường hợp cận thị cao gây thoái hóa võng mạc có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bong võng mạc thì cần Laser quang đông để dự phòng các biến chứng trên. Tuy vậy, phương pháp này cần được thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa Mắt, với bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.
Bệnh Võng mạc đái tháo đường 11Bệnh Võng mạc đái tháo đường
Bệnh Võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới.
Tổng quan về bệnh Võng mạc 12Tổng quan về bệnh Võng mạc
Bệnh lý của võng mạc và đục thủy tinh thể đang chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách nguyên nhân gây mù lòa ở mắt hiện nay. Đây là một nhóm bệnh lý tồn tại nhiều dạng khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến khả năng nhìn của bệnh nhân.
Đăng ký khám
Đăng ký ngay Tìm bệnh viện