Vẩn đục dịch kính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
18/12/2023 324 lượt xem A A- A+ []

Vẩn đục dịch kính là bệnh lý ở mắt, thường xuất hiện ở sau tuổi 50. Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, đặc biệt trong những trường hợp nặng khi vẩn đục dịch kính di chuyển không ngừng trong thị trường, một số trường hợp có thể gây ra biến chứng rách, bong võng mạc ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực.

1. Vẩn đục dịch kính là bệnh gì?

Bệnh vẩn đục dịch kính được hiểu là tình trạng lắng đọng hoặc ngưng tụ trong dịch kính. Những phần lắng đọng này nằm ở vị trí lơ lửng khiến hình ảnh người bệnh nhìn thấy bị vẩn đục. Chính vì vậy mắt người bệnh nhìn mờ và hình ảnh có gợn (vẩn đục) nổi hiện lên.

Các mảng dịch này khi chuyển động trong mắt sẽ có xu hướng rơi xuống điểm thấp. Vì vậy nếu người bệnh nằm xuống, các mảng dịch sẽ rơi xuống và khiến mắt nhìn rõ hơn.

Vẩn đục dịch kính ở các giai đoạn.

2. Phân loại mức độ Vẩn đục dịch kính

Bệnh vẩn đục dịch kính có thể chia thành 3 mức độ khác nhau như:

2.1 Vẩn đục dịch kính nhẹ: các vẩn đục giữ nguyên vị trí, kích thước và số lượng. Trường hợp này sau một thời gian sẽ khiến người bệnh quen dần và biến mất khỏi tầm nhìn.

2.2 Vẩn đục dịch kính trung bình: Vẩn đục dịch kính gây vướng víu cho việc nhìn ngắm nhưng không bị rối loạn thị giác. Trường hợp này có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

2.3 Vẩn đục dịch kính nặng: Bệnh nặng lên và kèm theo các triệu chứng khác. Lúc này số lượng vẩn đục tăng lên và đậm màu hơn. Bạn có cảm giác chúng xuất hiện dày đặc và có màng chắn ở giữa. Có nguy cơ biến chứng và làm ảnh hưởng đến thị lực.

3. Đối tượng mắc Vẩn đục dịch kính

  • Những người trên 50 tuổi sẽ bị lão hóa mắt và nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Người mắc bệnh tiểu đường biến chứng thành võng mạc tiểu đường cũng gây nguy cơ mắc vẩn đục dịch kính.
  • Người bị cận thị nặng.
  • Người gặp các chấn thương ở mắt.
  • Bệnh nhân sau khi phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Như vậy, Vẩn đục dịch kính ở người trẻ vẫn có thể diễn ra chứ không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi.

4. Dấu hiệu Vẩn đục dịch kính

Theo các nghiên cứu y khoa, người mắc bệnh vẩn đục dịch kính thường có nhiều triệu chứng khác nhau.

4.1 Dấu hiệu thường gặp

  • Nhìn thấy nhiều đốm li ti hoặc dải hình mạng nhện bay lấp lửng trong mắt.
  • Nhìn thấy những vật thể hình xơ mướp, quả tạ với màu sẫm hoặc vàng óng. Hình ảnh sẽ hiện ra rõ nét nếu có ánh sáng chiếu vào mắt.
  • Nhìn thấy hiện tượng chớp sáng trong mắt và như có ruồi bay (hiện tượng này được giới chuyên môn gọi là ruồi bay vẩn đục dịch kính).

4.2 Dấu hiệu bệnh tiến triển nặng

Dấu hiệu bệnh vẩn đục dịch kính đang tiến triển nặng:

  • Triệu chứng vẩn đục dịch kính đột ngột tăng lên.
  • Người bệnh có dấu hiệu hoa mắt, đau mắt, mất  hồng đồng tử,…
  • Gặp phải các triệu chứng bất thường ở võng mạc.
  • Mắt bị mất thị lực, lan tỏa hoặc khu trú (khuyết thị trường).

Mô tả chi tiết về Vẩn đục dịch kính.

5. Nguyên nhân Vẩn đục dịch kính

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh vẩn đục dịch kính, chủ yếu là do quá trình lão hóa mắt và các tổn thương từ bên ngoài.

5.1 Thoái hóa dịch kính

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh vẩn đục dịch kính. Theo thời gian và lão hóa, dịch kính sẽ lỏng lẻo với các sợi collagen bị tách cấu trúc. Chúng sẽ tụ lại thành từng đám nhỏ gây ra hiện tượng vẩn đục dịch kính.

Trong dịch kính chỉ có 1% là collagen và axit hyaluronic nhưng có đến 99% là nước. Axit hyaluronic có vai trò tạo ra bộ khung giữ nước trong dịch kính. Chất này sẽ bị khử trong quá trình lão hóa khiến cho dịch kính bị hóa lỏng và xuất hiện vẩn đục.

5.2 Cận thị nặng

Những người mắc cận thị nặng thường có quá trình hóa lỏng thủy tinh thể chậm hơn. Vì vậy, họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh vẩn đục dịch kính.

Người mắc chứng vẩn đục dịch kính do cận thị có dấu hiệu như: cảm giác vẩn đục mờ trước mắt, hơi khó chịu. Hiện này tình trạng này rất khó điều trị dứt điểm.

5.3 Khối u trong mắt

Một số bệnh nhân có khối u trong mắt cũng có nguy cơ cao mắc vẩn đục dịch kính.

5.4 Viêm mắt

Quá trình viêm hoặc sưng ở mắt có thể khiến mắt bị nhiễm trùng, từ đó gây ra vẩn đục dịch kính.

5.5 Bong và rách võng mạc

Quá trình bong tách võng mạc cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vẩn đục dịch kính.

5.6 Xuất huyết vào dịch kính

Xuất huyết vào dịch kính là tình trạng hiếm gặp và xuất hiện khi có chấn thương hay do các mạch máu bị vỡ bất thường. Chúng tạo ra các vẩn đục bên trong dịch kính.

5.7 Viêm màng bồ đào

Viêm màng bồ đào là do bị nhiễm khuẩn. Chúng là nguyên nhân gây ra bệnh vẩn đục dịch kính.

Vẩn đục dịch kính thường xảy ra ở người trên 50 tuổi.

6. Địa chỉ khám và điều trị Vẩn đục dịch kính

Hiện nay, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga là cơ sở y tế Nhãn khoa top đầu cả nước trong điều trị Vẩn đục dịch kính nói riêng và các bệnh lý khác về mắt nói chung. Tại đây có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến giúp khám, chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh đó, đội ngũ Tiến sĩ - Bác sĩ chuyên gia Liên Bang Nga giàu kinh nghiệm sẽ phát hiện sớm và điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau như:

6.1 Phẫu thuật hút bỏ dịch kính

Thực hiện phẫu thuật có thể loại bỏ hoàn toàn dịch kính bị vẩn đục và thay vào đó bằng một dung dịch tương tự. Tuy nhiên các bác sĩ cũng sẽ lưu ý bệnh nhân biết một số biến chứng có thể gặp như bong võng mạc, đục thủy tinh thể, hoặc dịch kính bị loãng,… Các bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến thị giác người bệnh.

6.2 Bắn laser phá bỏ vẩn đục

Dùng tia laser để điều trị vẩn đục dịch kính là phương pháp kỹ thuật cao. Cơ chế là sử dụng năng lượng từ các chùm laser để phá vỡ các đốm đen trong dịch kính. Biện pháp này an toàn hơn so với phẫu thuật. Tuy nhiên, biện pháp này chưa được chắc chắn về độ hiệu quả và an toàn cho người bệnh.

Trên đây những thông tin về Vẩn đục dịch kính và các phương pháp điều trị đang được sử dụng tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga nói chung và các chi nhánh Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa. Bệnh nhân muốn tìm hiểu về phương pháp điều trị Vẩn đục dịch kính hoặc các bệnh lý khác về mắt, hãy liên hệ ngay hotline: 09.69.88.88.01 - 09.69.88.88.02 để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất nhé!

Đăng ký dịch vụ khám
Quý khách vui lòng để lại thông tin để được tư vấn tốt nhất
Tags: Tags 1Tags 2
Bệnh lỗ hoàng điểm là gì?  01Bệnh lỗ hoàng điểm là gì? 
Bệnh lỗ hoàng điểm (LHĐ) là một bệnh lý diễn ra khá phổ biến, gây suy giảm thị lực từ mức độ nhẹ cho đến trầm trọng. 
Rách (bong) võng mạc: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 02Rách (bong) võng mạc: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Bong võng mạc là một tình trạng nghiêm trọng về mắt, cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bởi võng mạc bị bong ra sẽ ảnh hưởng tới thị lực và có thể dẫn tới mù lòa.
Thoái hóa võng mạc chu biên và các dấu hiệu thường gặp 03Thoái hóa võng mạc chu biên và các dấu hiệu thường gặp
Thoái hóa võng mạc chu biên là một hiện tượng bệnh lý vô cùng nguy hiểm có khả năng dẫn đến mù lòa, tuy nhiên lại rất ít người hiểu rõ về căn bệnh này.
Bệnh Viêm màng bồ đào 04Bệnh Viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào là một bệnh lý về mắt khá phổ biến ở Việt Nam. Một trong những điểm nguy hiểm của bệnh này chính là rất dễ nhầm với đau mắt đỏ, bệnh thường hay tái phát và gây nhiều tổn thương nặng nề thậm chí là mù lòa.
Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là gì? Cách điều trị thế nào? 05Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là gì? Cách điều trị thế nào?
Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là sự ngừng trệ tuần hoàn trở về, xảy ra ở thân tĩnh mạch trung tâm võng mạc, ngay đĩa thị hoặc tắc nhánh tĩnh mạch thường gặp sau chỗ bắt chéo động - tĩnh mạch.
Bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già: Cách nhận biết và điều trị 06Bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già: Cách nhận biết và điều trị
Thoái hóa hoàng điểm (thoái hóa điểm vàng) là một bệnh ảnh hưởng đến hoàng điểm, bộ phận của mắt giúp chúng ta có thể nhìn thấy chi tiết hình ảnh. Thoái hóa điểm vàng có thể gây ra các vấn đề cho thị lực trung tâm (central vision), là vùng thị lực giúp nhìn rõ vật thể. Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (Age-related macular degeneration – AMD) và bệnh Stargardt là hai dạng của bệnh thoái hóa điểm vàng.
Điều trị bệnh lý võng mạc bằng laser 07Điều trị bệnh lý võng mạc bằng laser
Để điều trị bệnh lý võng mạc, người ta ứng dụng hai tác động tương tác lên mô của laser là nhiệt và quang hóa. Trong tác động nhiệt của laser lên mô, có sự biến đổi năng lượng từ ánh sáng sang nhiệt khi mô hấp thụ ánh sáng, gây biến tính protein và tạo ra sự đông kết mô. Tác động này gọi là quang đông (photocoagulation) và được sử dụng nhiều nhất.
Tăng sinh dịch kính võng mạc: Nguyên nhân và phương pháp điều trị 08Tăng sinh dịch kính võng mạc: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Tăng sinh dịch kính võng mạc là một trong những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật bong võng mạc, xảy ra khi mô sẹo hình thành ở trên hoặc dưới võng mạc co rút khiến cho võng mạc khó lành và làm tăng nguy cơ bong lại.
Xuất huyết dịch kính: Triệu chứng và cách điều trị 09Xuất huyết dịch kính: Triệu chứng và cách điều trị
Xuất huyết dịch kính không hiếm khi thăm khám mắt hàng ngày với tần suất gặp 7/100.000 dân, thuộc nhóm nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực cấp và bán cấp.
Laser quang đông võng mạc 10Laser quang đông võng mạc
Với những trường hợp cận thị cao gây thoái hóa võng mạc có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bong võng mạc thì cần Laser quang đông để dự phòng các biến chứng trên. Tuy vậy, phương pháp này cần được thực hiện tại bệnh viện chuyên khoa Mắt, với bác sĩ có nhiều kinh nghiệm.
Bệnh Võng mạc đái tháo đường 11Bệnh Võng mạc đái tháo đường
Bệnh Võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới.
Tổng quan về bệnh Võng mạc 12Tổng quan về bệnh Võng mạc
Bệnh lý của võng mạc và đục thủy tinh thể đang chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách nguyên nhân gây mù lòa ở mắt hiện nay. Đây là một nhóm bệnh lý tồn tại nhiều dạng khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến khả năng nhìn của bệnh nhân.
Đăng ký khám
Đăng ký ngay Tìm bệnh viện