Bệnh lỗ hoàng điểm là gì? 
10/04/2024 338 lượt xem A A- A+ []

Lỗ hoàng điểm (LHĐ) là một bệnh lý diễn ra khá phổ biến, gây suy giảm thị lực từ mức độ nhẹ cho đến trầm trọng. Trước kia, bệnh lý này được các chuyên gia nhãn khoa coi là một bệnh khó, cả về mặt chẩn đoán cũng như là điều trị. Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các kỹ thuật hiện đại, lỗ hoàng điểm đã có thể được chẩn đoán chính xác và hoàn toàn có khả năng điều trị thành công bằng phẫu thuật.

1. Bệnh lỗ hoàng điểm là gì?

Bệnh lỗ hoàng điểm là một dạng lỗ mở vòng tròn toàn bộ chiều dày của vùng trung tâm hoàng điểm. Hầu hết các trường hợp lỗ hoàng điểm là nguyên phát xảy ra do sự bất thường co kéo dịch kính hoàng điểm, hoặc có thể thứ phát sau khi người bệnh bị chấn thương, cận thị, tia xạ, đã từng trải qua phẫu thuật mắt,… Bệnh lý này đã được biết đến từ cuối thế kỷ 19, tuy nhiên các nhà nhãn khoa mới thực sự quan tâm nhiều hơn sau khi mà Kelly và Wendel (1991) đã báo cáo thực hiện thành công cuộc phẫu thuật cắt dịch kính điều trị lỗ hoàng điểm.

Hoàng điểm là một bộ phận ở trung tâm võng mạc, có hình dạng bầu dục với kích thước rộng khoảng 3mm, nằm ở phía bên ngoài đĩa thị. Màu sắc của hoàng điểm nhìn sẫm màu hơn so với võng mạc vì ngoài tế bào biểu mô sắc tố thì ở đó còn có nhiều sắc tố màu vàng (Xanhthoill).

Trung tâm của hoàng điểm là một chỗ lõm xuống. Vùng hoàng điểm chỉ bao gồm tế bào gậy và tế bào nón, là nơi cho thị lực cao nhất và rõ nét nhất. Hoàng điểm (điểm vàng) đóng vai trò giúp cho mắt nhìn rõ, giúp chúng ta có thể đọc sách và lái xe. Hố trung tâm chính là vùng vô mạch, có kích thước rộng khoảng 0,5mm. Bộ phận này trao đổi chất đều dựa vào lớp biểu mô sắc tố.

Lỗ hoàng điểm sẽ xảy ra khi mà có một vết rách nhỏ bên trong hoàng điểm. Khi bị lỗ hoàng điểm sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực tùy vào mức độ tổn thương.

2. Nguyên nhân 

2.1 Lỗ hoàng điểm nguyên phát

Các giả thiết được đưa ra về bệnh lỗ hoàng điểm nguyên phát như là:

  • Quá trình co kéo giữa dịch kính và hoàng điểm.
  • Từ nang hoàng điểm.
  • Sự co kéo của vỏ dịch kính trước hoàng điểm.

2.2 Lỗ hoàng điểm do chấn thương

  • Lỗ hoàng điểm xảy ra sau chấn thương là do sự co kéo đột ngột ở phía bề mặt phân cách dịch kính võng mạc, gây nên sự chấn động võng mạc, dẫn đến tình trạng gãy đoạn các tế bào cảm thụ ánh sáng và hình thành lỗ hoàng điểm. Chấn thương có thể gây ra vết nứt nhỏ ở vùng hoàng điểm rồi sau đó phát triển thành lỗ hoàng điểm.
  • Với sự hình thành lỗ hoàng điểm do nguyên phát sẽ thường xảy ra qua một quá trình kéo dài từ vài tuần cho đến nhiều tháng.Tuy nhiên, lỗ hoàng điểm hình thành nên do chấn thương diễn ra nhanh hơn.

2.3 Một số nguyên nhân khác

  • Cận thị nặng: Đối với những bệnh nhân bị cận thị nặng có thể xuất hiện bong dịch kính sau sớm hơn, gây ra lỗ hoàng điểm. Nguy cơ hình thành lỗ hoàng điểm sẽ tăng lên theo mức độ tiến triển của cận thị, có thể sẽ liên quan với bong võng mạc hoặc là tách lớp võng mạc cận thị. Bong võng mạc có thể có tỷ lệ phát triển cao hơn khi có giãn lồi hậu cực và trục nhãn cầu có kích thước dài từ 30mm trở lên.
  • Màng trước võng mạc: Với sự co kéo tiếp tuyến của màng trước võng mạc có thể hình thành nên lỗ hoàng điểm, nhưng với đa số trường hợp màng trước võng mạc chỉ dẫn đến hiện tượng lỗ lớp hoàng điểm.
  • Phù hoàng điểm dạng nang: Tình trạng này khi tiến triển với thời gian kéo dài cũng có thể gây lỗ hoàng điểm.
  • Do người bệnh bị ảnh hưởng của tia laser hoặc do tác dụng của dòng điện.
  • Do độ tuổi: Lỗ hoàng điểm là bệnh lý liên quan đến tốc độ lão hóa và thường xảy ra đối với những người trên 60 tuổi. Bệnh lý này không gây ra cảm giác đau và cũng có thể xảy ra mà không báo trước. Bệnh thường sẽ chỉ xảy ra ở một mắt, khoảng 10% người bệnh có mắt thứ hai cũng mắc phải. Lỗ hoàng điểm là bệnh sẽ không không dẫn đến tình trạng mất thị lực hoàn toàn bởi vì thị lực ngoại vi không bị ảnh hưởng.

3. Phương pháp điều trị 

Lỗ hoàng điểm sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật khi có chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ phải bơm khí vào phale thể. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần phải nằm ở tư thế úp mặt xuống từ một đến hai tuần để cho bong bóng khí ép lên hoàng điểm. Khi đó, mắt của người bệnh sẽ được làm đầy tự nhiên bằng chất dịch. Tỉ lệ thành công sau khi phẫu thuật giúp cải thiện thị lực là từ 60 – 80% tùy thuộc vào tình trạng mỗi người.

3.1 Chuẩn bị trước phẫu thuật

Để tiến hành phẫu thuật bác sĩ sẽ chuẩn bị các dụng cụ và thiết bị máy móc như là: kính hiển vi phẫu thuật, hệ thống chiếu sáng, máy cắt dịch kính, lăng kính tiếp xúc,… Sau đó, sẽ chuẩn bị thêm như là dịch truyền, khí bơm nội nhãn.

3.2 Quá trình tiến hành phẫu thuật

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cạnh nhãn cầu hoặc có thể dùng thêm tiền mê toàn thân.
  • Với những người trên 60 tuổi thường sẽ được chỉ định phẫu thuật điều trị cùng với phẫu thuật Phaco. Bởi vì, nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng, sau khi phẫu thuật cắt dịch kính, tỷ lệ xuất hiện tình trạng đục thể thủy tinh lên đến 80% sau 2 năm. Do đó, bác sĩ sẽ thường chỉ định mổ kết hợp cùng một lúc.
  • Tiến hành phẫu thuật.
  • Thực hiện bước trao đổi khí dịch, sau đó bơm khí nở vào buồng dịch kính.
  • Sau khi cuộc phẫu thuật kết thúc, người bệnh sẽ được tra mỡ kháng sinh, băng mắt.

Sau khi tiến hành phẫu thuật, bên cạnh việc nằm theo tư thế úp xuống thì người bệnh thực hiện một số thói quen sinh hoạt để bảo vệ mắt như là: mang kính bảo hộ cho mắt khi chơi thể thao, kiểm soát lượng đường trong máu và thường xuyên khám bác sĩ nếu như bạn đang mắc phải bệnh tiểu đường và thường xuyên khám mắt nếu như bạn là đối tượng cao có nguy cơ mắc phải bệnh lỗ hoàng điểm.

Khách hàng muốn đặt lịch thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga Hà Nội, liên hệ hotline 09.69.88.88.01 - 09.69.88.88.02 để được tư vấn. 

Đăng ký dịch vụ khám
Quý khách vui lòng để lại thông tin để được tư vấn tốt nhất
Tags: Tags 1Tags 2
Rách (bong) võng mạc: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 01Rách (bong) võng mạc: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Bong võng mạc là một tình trạng nghiêm trọng về mắt, cần được điều trị càng sớm càng tốt. Bởi võng mạc bị bong ra sẽ ảnh hưởng tới thị lực và có thể dẫn tới mù lòa.
Thoái hóa võng mạc chu biên và các dấu hiệu thường gặp 02Thoái hóa võng mạc chu biên và các dấu hiệu thường gặp
Thoái hóa võng mạc chu biên là một hiện tượng bệnh lý vô cùng nguy hiểm có khả năng dẫn đến mù lòa, tuy nhiên lại rất ít người hiểu rõ về căn bệnh này.
Viêm màng bồ đào: Nguyên nhân và điều trị 03Viêm màng bồ đào: Nguyên nhân và điều trị
Viêm màng bồ đào là một bệnh lý về mắt khá phổ biến ở Việt Nam. Một trong những điểm nguy hiểm của bệnh này chính là rất dễ nhầm với đau mắt đỏ, bệnh thường hay tái phát và gây nhiều tổn thương nặng nề thậm chí là mù lòa.
Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là gì? 04Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là gì?
Tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc là bệnh lý thường gặp do rối loạn mạch máu tại võng mạc, có thể gây suy giảm thị lực, thậm chí dẫn tới mù nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng phác đồ.
Thoái hóa hoàng điểm: Cách nhận biết và điều trị 05Thoái hóa hoàng điểm: Cách nhận biết và điều trị
Khi bị thoái hóa điểm vàng, thị giác của người bệnh sẽ giảm, thế giới xung quanh sẽ trở nên mờ nhạt và méo mó. Thoái hóa điểm vàng ở mắt tuy không gây đau đớn, nhưng khi đã mắc bệnh thì rất khó hồi phục, cuộc sống người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều.
Điều trị bệnh lý võng mạc bằng laser 06Điều trị bệnh lý võng mạc bằng laser
Để điều trị bệnh lý võng mạc, người ta ứng dụng hai tác động tương tác lên mô của laser là nhiệt và quang hóa. Trong tác động nhiệt của laser lên mô, có sự biến đổi năng lượng từ ánh sáng sang nhiệt khi mô hấp thụ ánh sáng, gây biến tính protein và tạo ra sự đông kết mô. Tác động này gọi là quang đông (photocoagulation) và được sử dụng nhiều nhất.
Vẩn đục dịch kính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 07Vẩn đục dịch kính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Vẩn đục dịch kính là bệnh lý ở mắt thường xuất hiện ở sau tuổi 50. Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, đặc biệt trong những trường hợp nặng khi vẩn đục dịch kính di chuyển không ngừng trong thị trường, một số trường hợp có thể gây ra biến chứng rách, bong võng mạc ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực.
Tăng sinh dịch kính võng mạc: Nguyên nhân và phương pháp điều trị 08Tăng sinh dịch kính võng mạc: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Tăng sinh dịch kính võng mạc là một trong những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật bong võng mạc, xảy ra khi mô sẹo hình thành ở trên hoặc dưới võng mạc co rút khiến cho võng mạc khó lành và làm tăng nguy cơ bong lại.
Xuất huyết dịch kính: Triệu chứng và cách điều trị 09Xuất huyết dịch kính: Triệu chứng và cách điều trị
Xuất huyết dịch kính là sự hiện diện của máu trong khoang dịch kính gây đục dịch kính và các bệnh lý tiếp theo vì sự hiện diện bất thường của máu.
Laser quang đông võng mạc 10Laser quang đông võng mạc
Hiện nay, người bị biến chứng đáy mắt có thể được điều trị phẫu thuật bằng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Trong đó, phương pháp Laser quang đông võng mạc là phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất.
Võng mạc đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị 11Võng mạc đái tháo đường: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh Võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới.
Tổng quan về bệnh Võng mạc 12Tổng quan về bệnh Võng mạc
Bệnh lý võng mạc và đục thủy tinh thể đang chiếm vị trí hàng đầu trong danh sách nguyên nhân gây mù lòa hiện nay. Đây là một nhóm bệnh lý tồn tại nhiều dạng khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến khả năng nhìn của bệnh nhân.
Đăng ký khám
Đăng ký ngay Tìm bệnh viện