Ngày nay, tỷ lệ trẻ em mắc cận thị ngày càng gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân được nhiều người biết đến nhất là do thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử, ít hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 4 nguyên nhân khác góp phần gia tăng tỷ lệ trẻ mắc cận thị ngày nay.
Hiện nay, có ít nhất 2,2 tỷ người trên thế giới bị suy giảm thị lực hoặc mù lòa, trong đó hơn 1 tỷ trường hợp chưa được giải quyết, bao gồm 88,4 triệu ca cận thị (nguồn: WHO 2019). Theo dự đoán, ước tính đến năm 2050, gần 10% dân số (~ hơn 4 tỷ người) có thể mắc tật khúc xạ cận thị.
Tình trạng cận thị tăng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thoái hóa bán phần sau nhãn cầu, thậm chí gây mù lòa. Tình trạng mất thị lực do cận thị cao cũng được dự báo sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050, trở thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.
Tại Việt Nam, theo chuyên gia khúc xạ thuộc Viện thị giác Brien Holden, tỷ lệ tật khúc xạ ở nước ta chiếm khoảng 15% - 40% (tương ứng 14 - 36 triệu người), trong đó hơn 70% mắc cận thị. Thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương cũng cho thấy, tỉ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em và người lao động trẻ Việt Nam trong những năm gần đây tăng mạnh với tỉ lệ cận thị chiếm hơn 40% (nguồn: báo Tuổi trẻ, 2022).
Tỉ lệ mắc cận thị ngày càng gia tăng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên ở các thành phố lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về cận thị và các phương pháp điều trị thích hợp với từng đối tượng.
Hiện nay có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng cận thị ngày càng gia tăng:
1. Di truyền và các yếu tố chủng tộc
Người châu Á thường có tỉ lệ mắc cận thị cao hơn các châu lục khác. Đặc biệt, Cận thị có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái. Khả năng trẻ bị cận tăng gấp đôi khi một trong hai cha mẹ bị cận thị và tăng gấp ba lần khi có cả bố lẫn mẹ mắc cận thị.
2. Trẻ sinh non
Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ (dưới 2,5kg) hoặc trẻ sinh thiếu tháng (sinh thiếu từ 2 tuần trở lên) cũng có khả năng bị cận rất cao. Vì hệ thống mạch máu võng mạc của trẻ sinh non thường chưa hoàn thiện, khiến vị trí này bị thiếu hụt oxy và dinh dưỡng dẫn đến suy giảm chức năng võng mạc và khiến trẻ sinh non dễ bị cận thị, lé mắt. Trường hợp những trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2.5kg thường gặp các vấn đề về phát triển thể chất, từ đó khiến nguy cơ bị cận thị cao hơn khi bước vào giai đoạn 11 - 13 tuổi.
3. Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ
Ngủ là thời gian để mắt trẻ nghỉ ngơi và phục hồi. Chính vì vậy, khi không được nghỉ ngơi đầy đủ, mắt trẻ dễ bị mỏi và rơi vào trạng thái căng thẳng, tổn thương, tăng nguy cơ bị cận thị.
4. Thói quen sinh hoạt không điều độ
Đây là các hoạt động khiến mắt của trẻ phải hoạt động liên tục, thường xuyên điều tiết không đúng cách ở cường độ cao. Lâu dần, nhãn cầu của trẻ bị kích thích, kèo dài ra và tiến triển thành tật cận thị. Một số thói quen có thể kể đến khiến tình trạng cận thị xuất hiện và dẫn đến tăng độ như thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài, nhìn gần khi sử dụng thiết bị điện tử, sách, vở, nhìn trong môi trường có ánh sáng không phù hợp,...
Cận thị nếu không có biện pháp điều trị kịp thời nhằm hạn chế tăng độ cận sẽ dẫn đến cận thị nặng, mắt dễ bị tổn thương do sự kéo dài quá mức của nhãn cầu, làm suy yếu võng mạc. Chính vì vậy, nếu bố mẹ bị cận thị hoặc trẻ có những biểu hiện như nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, đưa đồ dùng lại gần mắt,... hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và đưa ra chỉ định càng sớm càng tốt.
Phương pháp điều trị cận thị học đường phổ biến hiện nay
Hiện nay, đối với người dưới 18 tuổi chưa đủ điều kiện phẫu thuật tật khúc xạ, một số phương pháp được sử dụng phổ biến như:
Đeo kính gọng
Đây là giải pháp thông dụng nhất, ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị. Người bị cận thị thường sử dụng thấu kính phân kỳ. Tuy nhiên kính gọng sẽ đem lại những bất tiện cho người sử dụng. Thêm vào đó, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không điều trị triệt để và chỉ có thể sử dụng được trong một thời gian nhất định, phải thay kính mới khi độ cận tăng.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bị cận phải đeo kính độ, đúng cách, thời gian đeo quy định và thăm khám định kỳ tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám và điều trị đúng cách, tránh hậu quả lâu dài cho đôi mắt.
Tròng kính Stellest
Được thiết kế có 11 vòng vi lăng kính phi cầu giúp ánh sáng, hình ảnh hội tụ trước võng mạc. Từ đó giúp hạn chế kéo dài trục nhãn cầu. Các vi lăng kính chiếm 40% diện tích tròng kính, hỗ trợ trẻ nhìn tốt ngay cả khi không nhìn thẳng và nhìn cự ly gần.
Ortho-K
Phương pháp này sử dụng để trị cận thị cho người chưa đủ tuổi phẫu thuật (dưới 18 tuổi) hoặc người không muốn phẫu thuật. Ortho-K là kính áp tròng ban đêm, khử độ cận tạm thời bởi khả năng chỉnh hình giác mạc. Tuy nhiên khi ngừng sử dụng, giác mạc sẽ dần quay về trạng thái cong ban đầu, không điều chỉnh triệt để được tật khúc xạ cận thị. Thêm vào đó, phương pháp này còn có nhược điểm là ít hiệu quả với độ cận nặng, chỉ có tác dụng tạm thời, giá kính Ortho-K đắt đỏ và vẫn có khả năng bị viêm nhiễm mắt.
Phụ huynh muốn đặt lịch khám – tư vấn điều trị cận thị cho trẻ tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hà Nội, liên hệ hotline 09.69.88.88.01 - 09.69.88.88.02 để được tư vấn.