Tật khúc xạ Loạn thị
22/12/2023 1.370 lượt xem A A- A+ []

Tật khúc xạ loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành. Loạn thị có thể di truyền nên nhiều trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tật khúc xạ này.

1. Loạn thị là gì?

Loạn thị (Astigmatism) xảy ra khi mặt trước mắt (giác mạc) hoặc thủy tinh thể bị khuyết tật về độ cong bề mặt. Điều này dẫn đến mắt nhìn mờ ở cả khoảng cách xa và gần.

Bình thường, giác mạc và thủy tinh thể nhẵn và cong như nhau theo mọi hướng. Điều này giúp tập trung các tia sáng mạnh vào võng mạc ở phía sau mắt. Nếu giác mạc hoặc thủy tinh thể của không nhẵn và không cong đều, các tia sáng không được khúc xạ (bị bẻ cong) đúng cách thì gây nên loạn thị.

2. Nguyên nhân Loạn thị

Nguyên nhân chính gây ra tật loạn thị là sự biến dạng của giác mạc. Giác mạc có hình dạng uốn cong như hình quả bóng tròn sẽ giúp tia sáng tụ lại tại 1 điểm trên võng mạc, giác mạc của người mắc tật khúc xạ thường có hình quả trứng với hai đường cong khác nhau, tia sáng tụ lại trên 2 điểm hoặc nhiều hơn trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được bị mờ hoặc méo mó.

Ngoài sự biến dạng giác mạc, một số yếu tố có thể trở thành nguyên nhân loạn thị bao gồm:

  • Do di truyền;
  • Sẹo để lại do một số phẫu thuật hoặc chấn thương ở mắt;
  • Người mắc bệnh Keratoconus khiến giác mạc bị thoái hoá và biến dạng thành hình chóp;
  • Sinh thiếu tháng cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc tật loạn thị.

Từ nguyên nhân, có thể thấy những người có người thân từng mắc tật loạn thị hoặc các rối loạn khác ở mắt, có sẹo ở giác mạc do chấn thương, những người từng trải qua phẫu thuật ở mắt như phẫu thuật thuỷ tinh thể, và những người mắc các tật về mắt ở mức nặng như cận thị nặng hoặc viễn thị nặng có nguy cơ cao mắc phải tật loạn thị.

3. Triệu chứng Loạn thị

Triệu chứng của hội chứng loạn thị có thể khác nhau tùy người mắc phải tật ở mắt này. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp đều có các triệu chứng sau:

  • Nhìn bị nhoè và méo mó dù vật nằm ở khoảng cách gần hay xa;
  • Khó nhìn hơn vào trong không gian tối;
  • Thường mỏi mắt, nheo mắt;
  • Đau đầu khi tập trung nhìn.

4. Chẩn đoán Loạn thị

Chỉ có thể khám mắt tại bệnh viện để xác định liệu bản thân có mắc tật khúc xạ hay không. Người thăm khám sẽ được chỉ định thực hiện một số bài kiểm tra để chẩn đoán liệu có mắc tật loạn thị hay không, nguyên nhân loạn thị và mức độ hiện tại.

Một số bài kiểm tra đo lường thị lực mắt là:

4.1 Kiểm tra thị lực

Người thăm khám được yêu cầu đọc các chữ cái trên bảng từ một khoảng cách nhất định. Thị lực đạt 20/20 biểu thị mắt vẫn bình thường. Chỉ số thị lực 20/40 có nghĩa là người có thị lực bình thường có thể nhìn rõ chữ cái ở khoảng cách 40 feet, trong khi người thực hiện kiểm tra nhìn rõ trong khoảng cách 6 feet.

Thị lực không đạt kết quả 20/20 biểu thị mắt đang sử dụng các loại kính mắt, kính áp tròng không phù hợp hoặc mắt đang gặp một số bệnh.

4.2 Kiểm tra khúc xạ

Người kiểm tra được hướng dẫn đọc biểu đồ thông qua các thấu kính của máy khúc xạ quang chuyên dụng. Chỉ số khúc xạ ở kết quả kiểm tra sẽ giúp xác định người kiểm tra mắc phải tật gì của mắt, bên cạnh đó cũng có thể xác định liệu tật loạn thị mắc phải có liên quan đến một số vấn đề khác của mắt như thoái hoá điểm vàng, tắc mạch máu võng mạc,… hay không.

4.3 Kiểm tra độ cong giác mạc

Người thăm khám sẽ được kiểm tra độ cong giác mạc bằng máy đo góc hiện đại, bài kiểm tra này cũng sẽ giúp xác định tật loạn thị có phải do bệnh giác mạc hình chóp hay không.

4.4 Kiểm tra tập trung ánh sáng

Người thăm khám được được chiếu ánh sáng vào mắt để kiểm tra những thay đổi của tia sáng khi đi giác mạc đến võng mạc, bài kiểm tra này giúp xác định tình trạng loạn thị để đưa ra phương pháp điều trị và điều chỉnh thấu kính phù hợp.

5. Điều trị Loạn thị

5.1 Đeo kính loạn thị hoặc kính áp tròng

Sử dụng kính là phương pháp phổ thông nhất để hạn chế ảnh hưởng của tật loạn thị. Thấu kính loạn thị được thiết kế hình cầu để giúp tia sáng tụ lại một điểm, và giúp điều chỉnh tầm nhìn xa gần nếu người bị loạn thị có mắc các tật cận thị hoặc viễn thị kèm theo.

5.2 Kính Ortho - K (Orthokeratology)

Đây là một loại kính áp tròng dạng cứng dành cho người bị loạn thị nặng với chức năng điều chỉnh và định hình giác mạc trong thời gian chờ phẫu thuật. Kính Ortho - K chỉ cần đeo vào ban đêm, và không nên bỏ khỏi mắt quá lâu để tránh trường hợp giác mạc về hình dạng lỗi.

5.3 Phẫu thuật giác mạc

Tiểu phẫu định hình giác mạc được thực hiện với những người đã trên 18 tuổi, giúp giác mạc có hình dạng bình thường và không cần phải đeo kính. Trường hợp người mắc tật loạn thị bị bệnh tiểu đường, bị một số bệnh miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, HIV,… người bị đục thuỷ tinh thể, tăng nhãn áp hoặc tầm nhìn không ổn định trong vòng 1 năm thì không đủ điều kiện để làm phẫu thuật. Người đang trong quá trình sử dụng các loại thuốc biệt dược và phụ nữ đang mang thai, cho con bú cũng không được thực hiện phẫu thuật giác mạc.

6. Phòng ngừa Loạn thị

Tật loạn thị không thể ngăn chặn nhưng chúng ta có thể tăng cường sức khoẻ của đôi mắt, giảm nhẹ các triệu chứng bằng cách chăm sóc đôi mắt:

  • Thường xuyên thăm khám để kiểm tra sức khỏe và tình trạng của mắt.
  • Bổ sung dinh dưỡng, vitamin, các thực phẩm giàu Lutein, Zeaxanthin, kẽm, axit béo Omega - 3,… sẽ giúp tăng sức đề kháng, củng cố cấu trúc giác mạc và điểm vàng.
  • Có chế độ sinh hoạt hợp lý, chăm sóc mắt kỹ lưỡng, không đọc sách hoặc sử dụng thiết bị điện tử trong điều kiện thiếu ánh sáng, sử dụng quá lâu. Thực hiện các bài thể dục rèn luyện sức khoẻ của mắt.

7. Địa chỉ phẫu thuật Loạn thị an toàn, uy tín

Hiện tại, ở Việt Nam, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga là địa chỉ phẫu thuật Loạn thị nói riêng và phẫu thuật tật khúc xạ nói chung thuộc top đầu trong ngành Y tế:

  • Bệnh viện mắt quốc tế đầu tiên và lâu đời: Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga được thành lập sau chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng Bộ Y tế và phát triển xã hội V.I.Strarodubov. Tính đến nay bệnh viện đã có hơn 15 năm hình thành và phát triển.
  • Bác sĩ chuyên gia Nhãn khoa hàng đầu châu Âu: Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga tự hào là bệnh viện quốc tế duy nhất xây dựng đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia Nhãn khoa đến từ Liên Bang Nga và bác sĩ Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài với trên 15 năm kinh nghiệm.
  • Quy trình khám, chăm sóc tiêu chuẩn: Bệnh nhân khi đến bệnh viện sẽ được thăm khám theo quy trình 1:1 và được phẫu thuật, chăm sóc trong điều kiện tốt nhất theo quy trình và tiêu chuẩn của MNTK Fyodorov (trực thuộc Bộ Y Tế Liên Bang Nga) là trung tâm nhãn khoa lớn nhất thế giới, với vật tư tiêu hao và dụng cụ phẫu thuật chỉ sử dụng duy nhất 1 lần cho 1 người.
  • Trang thiết bị hiện đại nhất thế giới: Cơ sở vật chất tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga luôn được đánh giá cao. Tại bệnh viện luôn có hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất thế giới, tiên phong trong việc áp dụng công nghệ phẫu thuật mới tại Việt Nam như: Hệ thống VISUMAX 800 của Carl Zeiss (Đức) dùng trong phẫu thuật Smile Pro; Máy VISUMAX của Carl Zeiss (Đức) dùng trong phẫu thuật Relex Smile; Máy MEL90 của Carl Zeiss (Đức) được dùng trong phẫu thuật Lasik, Femto-Lasik trong việc điều trị tật khúc xạ…
  • An toàn, hiệu quả cao: Quá trình điều trị, phẫu thuật cho bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga luôn đem lại kết quả ngoài mong đợi.
Mắt Quốc tế Việt - Nga là địa chỉ nhãn khoa top đầu cả nước.

Khách hàng muốn đặt lịch thăm khám và phẫu thuật tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga Hà Nội, liên hệ hotline 09.69.88.88.01 - 09.69.88.88.02 để được tư vấn. 

Đăng ký dịch vụ khám
Quý khách vui lòng để lại thông tin để được tư vấn tốt nhất
Tags: Tags 1Tags 2
Tổng quan về Tật khúc xạ 01Tổng quan về Tật khúc xạ
Tật khúc xạ là một trong các vấn đề về mắt thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, gây những ảnh hưởng tới tầm nhìn khiến cho người bệnh suy giảm thị lực.
Tật khúc xạ Cận thị 02Tật khúc xạ Cận thị
Hiện nay, có ít nhất 2,2 tỷ người trên thế giới bị suy giảm thị lực hoặc mù lòa, trong đó hơn 1 tỷ trường hợp chưa được giải quyết, bao gồm 88,4 triệu ca cận thị (nguồn: WHO 2019). Theo dự đoán, ước tính đến năm 2050, gần 10% dân số (tương đương hơn 4 tỷ người) có thể mắc tật khúc xạ cận thị.
Tật khúc xạ Viễn thị 03Tật khúc xạ Viễn thị
Khoảng 4,6% trẻ em và 30,9% người lớn trên toàn cầu bị viễn thị. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và phòng ngừa mắt viễn thị như thế nào?
Tật khúc xạ Lão thị 04Tật khúc xạ Lão thị
Lão thị xảy ra là một phần trong sự lão hóa của con người và thường gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh.
Đăng ký khám
Đăng ký ngay Tìm bệnh viện