Tật khúc xạ Cận thị
22/12/2023 777 lượt xem A A- A+ []

Cận thị là một trong những tật khúc xạ thường gặp ở người lớn và trẻ em. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực ở bệnh nhân trên toàn thế giới.

Hiện nay, có ít nhất 2,2 tỷ người trên thế giới bị suy giảm thị lực hoặc mù lòa, trong đó hơn 1 tỷ trường hợp chưa được giải quyết, bao gồm 88,4 triệu ca cận thị (nguồn: WHO 2019). Theo dự đoán, ước tính đến năm 2050, gần 10% dân số (tương đương hơn 4 tỷ người) có thể mắc tật khúc xạ cận thị.

1. Cận thị là gì?

Cận thị (Myopia) là tật khúc xạ mà người bệnh chỉ có thể nhìn rõ vật ở gần mà không nhìn rõ được vật ở xa, độ cận càng cao khả năng nhìn xa sẽ càng giảm đi. So sánh với mắt của người bình thường, mắt cận thị sẽ có thay đổi về điểm cực cận và cực viễn. Cụ thể:

  • Đối với người bình thường: Hình ảnh của một vật thể trước tiên sẽ được hội tụ trên võng mạc sau khi chúng phản chiếu qua giác mạc và thủy tinh thể. Quá trình này kết thúc sẽ chuyển tín hiệu tới não bộ, hệ thần kinh thị giác giúp tạo nên hình ảnh vật thể đó.
  • Đối với người cận thị: Hình ảnh của một vật thể sẽ không hội tụ tại võng mạc mà sẽ hội tụ ở trước võng mạc. Chính vì vậy, người bị cận thị sẽ chỉ nhìn thấy các vật ở gần, còn đối với các vật ở xa sẽ khó nhìn thấy (tùy vào độ cận của mắt).

2. Phân loại Cận thị

2.1 Cận thị đơn thuần (Simple Myopia)

Một trong các loại cận thị thường gặp nhất, đặc biệt là ở các bé bị cận thị ở lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Người mắc bệnh này thường có độ cận dưới 6 diop, có thể đi kèm với loạn thị.

Nguyên nhân có thể là do mắt phải làm việc liên tục với cường độ cao ở khoảng cách gần, học tập và làm việc trong môi trường ít ánh sáng. Bệnh thường có xu hướng tăng trong một khoảng thời gian và sẽ ngừng lại khi đạt một mức độ nhất định

2.2 Cận thị thứ phát (Induced Myopia Or Acquired Myopia)

Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh cận thị thứ phát như: là do tác dụng phụ khi tiếp xúc với một số thuốc kê đơn, hoặc đường huyết tăng cao (bệnh tiểu đường),…

2.3 Cận thị giả (Pseudo Myopia)

Cận thị giả xuất hiện khi mắt gia tăng điều tiết, khiến tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời. Dấu hiệu mắt bị cận thị giả cũng giống như cận thị bình thường. Điểm khác biệt là với những người mắc cận thị giả, mắt sẽ hồi phục tầm nhìn chỉ sau một thời gian.

2.4 Cận thị thoái hóa (Degenerative Myopia Or Pathological Myopia)

Đây là loại cận thị nặng nhất, thường là đối với những người có độ cận trên 6 diop, kèm theo bệnh thoái hóa võng mạc thuộc bán phần sau nhãn cầu.

Dấu hiệu bị cận thị thoái hóa là phần trục nhãn cầu liên tục bị dài ra, làm cho độ cận liên tục tăng. Thậm chí nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, glôcôm… Tuy nghiêm trọng là vậy, cận thị thoái hóa là khá hiếm và chỉ phát triển khi còn nhỏ. Do đó, gia đình nên thường xuyên đưa bé bị cận thị đi khám để bác sĩ có phương hướng điều trị phù hợp.

3. Nguyên nhân gây Cận thị

  • Do trục nhãn cầu dài làm khoảng cách đến võng mạc dài ra, ảnh tạo ra rơi vào trước võng mạc mà không rơi vào võng mạc.
  • Do thay đổi cấu trúc của giác mạc làm giác mạc quá cong so với nhãn cầu.
  • Do việc học tập và làm việc trong môi trường không đủ ánh sáng, thiếu khoa học, thường xuyên tiếp xúc với máy tính, tư thế không phù hợp...
  • Một số trường hợp mắc cận thị do bẩm sinh hoặc di truyền.

4. Triệu chứng Cận thị

Khi bị cận thị, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi quan sát các vật ở xa. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của cận thị gồm:

  • Nhìn mờ khi nhìn vào vật thể ở xa;
  • Thường xuyên nheo mắt;
  • Nhức đầu do mỏi mắt;
  • Khó nhìn thấy vào ban đêm.
  • Đối với trẻ em, cha mẹ có thể nhận biết thói quen nhìn của con trong học tập và sinh hoạt thường ngày như:
  • Khi xem tivi, trẻ phải lại gần mới xem được;
  • Đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc;
  • Ở lớp trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được;
  • Khi viết, nhiều chữ viết sai, thiếu hoặc phải chép bài của bạn;
  • Hay cúi gần nhìn sách;
  • Nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa;
  • Hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ;
  • Thường kêu mỏi mắt, nhức đầu hay chảy nước mắt;
  • Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt, không thích các hoạt động phải nhìn xa...

5. Phương pháp điều trị Cận thị phổ biến hiện nay

Hiện nay, để khôi phục thị lực, mổ cận với công nghệ mới được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Điển hình như Relex Smile hoặc Smile Pro vì độ an toàn cao, thời gian phẫu thuật ngắn. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa đủ điều kiện phẫu thuật tật khúc xạ, một số phương pháp khác có thể áp dụng như đeo kính gọng, kính Ortho-K giúp hỗ trợ mắt nhìn rõ hơn.

5.1 Đeo kính gọng

Đây là giải pháp thông dụng nhất, ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị. Người bị cận thị thường sử dụng thấu kính phân kỳ. Tuy nhiên kính gọng sẽ đem lại những bất tiện cho người sử dụng. Thêm vào đó, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không điều trị triệt để và chỉ có thể sử dụng được trong một thời gian nhất định, phải thay kính mới khi độ cận tăng.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bị cận phải đeo kính độ, đúng cách, thời gian đeo quy định và thăm khám định kỳ tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám và điều trị đúng cách, tránh hậu quả lâu dài cho đôi mắt.

5.2 Đeo kính áp tròng

Kính áp tròng mềm cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của kính áp tròng là thẩm mỹ cao, nhược điểm là có thể bị dị ứng với kính áp tròng nếu mắt mẫn cảm, mắt dễ bị khô. Ngoài ra, kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách có thể gây viêm nhiễm mắt. Bệnh nhân phải thay kính khi hết hạn sử dụng và chi phí mỗi lần thay kính tương đối cao.

5.3 Chỉnh hình giác mạc tạm thời bằng Ortho-K

Phương pháp này sử dụng để trị cận thị cho người chưa đủ tuổi phẫu thuật (dưới 18 tuổi) hoặc người không muốn phẫu thuật. Ortho-K là kính áp tròng ban đêm, khử độ cận tạm thời bởi khả năng chỉnh hình giác mạc. Tuy nhiên khi ngừng sử dụng, giác mạc sẽ dần quay về trạng thái cong ban đầu, không điều chỉnh triệt để được tật khúc xạ cận thị. Thêm vào đó, phương pháp này còn có nhược điểm là ít hiệu quả với độ cận nặng, chỉ có tác dụng tạm thời, giá kính Ortho-K đắt đỏ và vẫn có khả năng bị viêm nhiễm mắt.

5.4 Phẫu thuật tật khúc xạ

Hiện nay, có 5 phương pháp phẫu thuật cận thị mang đến hiệu quả cao và giúp bệnh nhân sớm lấy lại được thị lực như: Smile Pro, Relex Smile, Phakic (ICL), Femtosecond Lasik, Lasik.

6. Biện pháp phòng tránh và chăm sóc mắt Cận thị

Nhìn chung, dù đã bị cận hay chưa bị cận, nếu bạn muốn đôi mắt sáng khỏe hơn mỗi ngày hãy tập và duy trì những thói quen sau:

  • Thay đổi thói quen học tập và làm việc: Tư thế ngồi phù hợp, đảm bảo khoảng cách và ánh sáng thích hợp khi đọc sách, học bài, sử dụng thiết bị điện tử,... Đặc biệt, hãy dành thời gian cho đôi mắt được thư giãn và nghỉ ngơi. Tốt nhất nên ngừng dùng thiết bị điện tử khoảng 2 giờ trước khi ngủ.
  • Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Chế độ ăn uống khoa học, duy trì thói quen tập luyện thể thao và tham gia các hoạt động ngoài trời. Riêng người mắc chứng cận thị nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin tốt cho mắt như vitamin E, A, C, B, Omega 3, 6, 9,... ngoài ra cần tìm hiểu và tham khảo thêm từ bác sĩ về các thực phẩm tốt cho mắt cận thị.
  • Bảo vệ mắt trước tác động của môi trường: Hãy chuẩn bị sẵn cho mình một loại thuốc nhỏ mắt phù hợp để có thể sử dụng bất cứ khi nào, đặc biệt là sau mỗi lần đi ở ngoài đường về. Vào những ngày trở gió, nắng gắt bạn nên đeo kính mát để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài.
  • Kiểm tra mắt định kỳ hoặc bất kể khi nào có dấu hiệu lạ: Đối với người lớn nếu cảm thấy mắt có biểu hiện lạ nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Đối với trẻ nhỏ, nếu bé có thói quen sinh hoạt khác thường nên liên hệ với bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và khám bệnh kịp thời.
  • Đối với bệnh nhân đã mắc cận thị nên định kỳ kiểm tra 6 tháng 1 lần để kiểm tra độ cận và tình trạng của mắt.

Mắt Việt - Nga sở hữu hệ thống máy móc và công nghệ phẫu thuật cận thị tiên tiến.

7. Địa chỉ phẫu thuật Cận thị an toàn, uy tín

Hiện tại, ở Việt Nam, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga là địa chỉ phẫu thuật cận thị nói riêng và phẫu thuật tật khúc xạ nói chung thuộc top đầu trong ngành Y tế:

  • Bệnh viện mắt quốc tế đầu tiên và lâu đời: Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga được thành lập sau chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng Bộ Y tế và phát triển xã hội V.I.Strarodubov. Tính đến nay bệnh viện đã có hơn 15 năm hình thành và phát triển.
  • Bác sĩ chuyên gia Nhãn khoa hàng đầu châu Âu: Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga tự hào là bệnh viện quốc tế duy nhất xây dựng đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia Nhãn khoa đến từ Liên Bang Nga và bác sĩ Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài với trên 15 năm kinh nghiệm. Trong đó, phải kể đến Tiến sĩ, bác sĩ Boris Fattakhov (Phó Giám đốc chuyên môn của Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga, Nguyên Trưởng khoa Laser và khúc xạ – Viện nghiên cứu khoa học các bệnh về mắt thành phố UFA, Liên Bang Nga). Ông là bác sĩ tài năng, được mệnh danh là “bàn tay vàng phẫu thuật Châu Âu”, từng được trao tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú Bashkotostan” và được Bộ Y tế Liên Bang Nga trao tặng danh hiệu “Bác sĩ tâm huyết trong nhiều năm”. Với 30 năm kinh nghiệm trong ngành Nhãn khoa, Tiến sĩ, bác sĩ Boris Fattakhov đã thực hiện trên 40.000 ca phẫu thuật về tật khúc xạ.
  • Quy trình khám, chăm sóc tiêu chuẩn: Bệnh nhân khi đến bệnh viện sẽ được thăm khám theo quy trình 1:1 và được phẫu thuật, chăm sóc trong điều kiện tốt nhất theo quy trình và tiêu chuẩn của MNTK Fyodorov (trực thuộc Bộ Y Tế Liên Bang Nga) là trung tâm nhãn khoa lớn nhất thế giới, với vật tư tiêu hao và dụng cụ phẫu thuật chỉ sử dụng duy nhất 1 lần cho 1 người.
  • Trang thiết bị hiện đại nhất thế giới: Cơ sở vật chất tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga luôn được đánh giá cao. Tại bệnh viện luôn có hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất thế giới, tiên phong trong việc áp dụng công nghệ phẫu thuật mới tại Việt Nam như: Hệ thống VISUMAX 800 của Carl Zeiss (Đức) dùng trong phẫu thuật Smile Pro; Máy VISUMAX của Carl Zeiss (Đức) dùng trong phẫu thuật Relex Smile; Máy MEL90 của Carl Zeiss (Đức) được dùng trong phẫu thuật Lasik, Femto-Lasik trong việc điều trị tật khúc xạ…
  • An toàn, hiệu quả cao: Quá trình điều trị, phẫu thuật cho bệnh nhân tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga luôn đem lại kết quả ngoài mong đợi.
  • Lựa chọn đầu tiên của người nổi tiếng: Với gần 15 năm đặt nền móng và phát triển ngành Nhãn khoa, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga là sự lựa chọn của nhiều người nổi tiếng như: Hoa hậu Việt Nam Thanh Thủy, Hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà, Á hậu Ngọc Hằng, Á hậu Thùy Linh, diễn viên Nhã Phương, ca sĩ Suni Hạ Linh, tộc trưởng Độ Mixi…

So sánh về các phương pháp phẫu thuật cận thị.

8. Các phương pháp phẫu thuật Cận thị tại Mắt Quốc tế Việt - Nga

Hiện nay, tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga áp dụng đầy đủ các phương pháp mổ cận thị tiên tiến nhất như:

8.1 Phẫu thuật Smile Pro

Đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại, tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Sử dụng hệ thống máy Visumax 800 giúp nhận diện chính xác những chuyển động của mắt quanh trục và tự động định tâm mắt giúp kết quả điều trị chính xác và an toàn hơn. Thời gian phẫu thuật siêu nhanh chỉ mất 8 giây/mắt, giúp quá trình phẫu thuật thuận lợi hơn.

8.2 Phẫu thuật Relex Smile

Sử dụng công nghệ laser Femtosecond trên hệ thống máy Visumax hiện đại với độ chính xác và an toàn đến 99,99%. Để thực hiện phẫu thuật bác sĩ sẽ rút một lớp mô mỏng (tương ứng độ cận-loạn) có hình dạng thấu kính qua đường rạch nhỏ chỉ 2mm (nhỏ hơn đầu kim xỏ chỉ). Thời gian khử độ khúc xạ của phương pháp này chỉ mất 23 giây/mắt.

8.3 Phẫu thuật Femto Lasik

Đây là phương pháp phẫu thuật khúc xạ kết hợp công nghệ laser Femto và laser Excimer: đầu tiên sử dụng tia laser Femto tạo vạt giác mạc sau đó chuyển qua hệ thống laser Excimer điều trị các tật khúc xạ. Việc dùng tia laser Femto thay cho dao cắt giác mạc truyền thống sẽ tạo một mặt cắt nhẵn, mịn và đều đặn. Chiều dày của vạt được kiểm soát chính xác đến từng micron. Nhờ vậy mà loại bỏ được biến chứng vạt, khâu tạo vạt giác mạc trở nên an toàn tuyệt đối.

8.4 Phẫu thuật Lasik cơ bản

Đây là phương pháp sử dụng dao vi phẫu tạo vạt giác mạc và chiếu tia laser Excimer để điều chỉnh lại độ cong của giác mạc, điều trị các tật khúc xạ như cận, viễn, loạn, giúp bệnh nhân có được thị lực tốt nhất mà không cần đeo kính.

8.5 Phẫu thuật Phakic ICL

Đây là phương pháp phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng cách đưa một thấu kính sinh học rất nhỏ, siêu mềm mỏng vào bên trong mắt qua một đường mổ nhỏ khoảng 2.2mm đến 2.8mm. Thấu kính này sẽ được đặt cố định trong mắt, vị trí kính là mặt sau của mống mắt và mặt trước của thủy tinh thể. Điểm đặc biệt của loại kính này là mỗi thấu kính sẽ được sản xuất riêng theo thông số, độ khúc xạ của mắt bệnh nhân nhằm đem lại cho họ thị lực tốt nhất sau phẫu thuật.

Bên cạnh đó, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga cũng áp dụng thêm các công nghệ bổ trợ Super - chụp bản đồ giác mạc và kỹ thuật Crosslinking - gia cố, tăng cường sức bền giác mạc cho những bệnh nhân có giác mạc mỏng, yếu, giác mạc chóp…

Trên đây là tất tần tật những thông tin về Cận thị và phẫu thuật cận thị đang được áp dụng tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga nói chung và các chi nhánh Hà Nội, TP. HCM, Quảng Ninh. Bệnh nhân muốn tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật hoặc các bệnh lý khác về mắt, hãy liên hệ ngay hotline: 0938.351.688 0913.215.331 để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất nhé!

Đăng ký dịch vụ khám
Quý khách vui lòng để lại thông tin để được tư vấn tốt nhất
Tags: Tags 1Tags 2
Tật khúc xạ Lão thị 01Tật khúc xạ Lão thị
Lão thị xảy ra là một phần trong sự lão hóa của con người và thường gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh.
Tật khúc xạ Loạn thị 02Tật khúc xạ Loạn thị
Tật khúc xạ loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành. Loạn thị có thể di truyền nên nhiều trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tật khúc xạ này.
Tật khúc xạ Viễn thị 03Tật khúc xạ Viễn thị
Khoảng 4,6% trẻ em và 30,9% người lớn trên toàn cầu bị viễn thị. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và phòng ngừa mắt viễn thị như thế nào?
Tổng quan về Tật khúc xạ 04Tổng quan về Tật khúc xạ
Mắt bị tật khúc xạ là một trong các vấn đề về mắt thường gặp, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tật khúc xạ có thể gây những ảnh hưởng tới tầm nhìn khiến cho người bệnh suy giảm thị lực.
Đăng ký khám
Đăng ký ngay Tìm bệnh viện