Sau độ tuổi 40, mắt dần xuất hiện tình trạng lão thị khiến tầm nhìn giảm sút, gây nên những bất tiện trong đời sống của người ở độ tuổi trung niên.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả các thông tin xoay quanh câu hỏi lão thị là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu như thế nào? Cách điều trị lão thị tiên tiến nhất hiện nay?
Mắt lão thị là gì?
Lão thị (Presbyopia) là tình trạng mất dần khả năng tập trung vào các vật thể gần mắt. Bệnh thuộc một phần trong quá trình lão hóa. Lão thị thường xuất hiện ở người 40 tuổi và tăng độ đến khoảng 65 tuổi. Người bệnh có thể nhận biết được chứng lão thị khi cầm sách báo phải đặt ở khoảng cách sải tay mới có thể đọc được. Bác sĩ chỉ cần khám mắt cơ bản có thể kiểm tra chứng lão thị của người bệnh.
Hiện không có cách nào để ngăn chặn hoặc đảo ngược quá trình lão hóa dẫn đến lão thị. Tuy nhiên, người mắc lão thị có thể đeo mắt kính hoặc kính áp tròng để thấy đúng vật ở khoảng cách như bình thường. Đồng thời, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp phẫu thuật để điều trị mắt bị lão thị cho người bệnh.
%20(1).jpg)
Lão thị ảnh hưởng đến tầm nhìn như thế nào?
Lão thị khiến tầm nhìn trở nên mờ, không rõ nét do thể thủy tinh cứng lại, kém linh hoạt và không còn thay đổi được hình dạng để lấy nét ở những bức ảnh cận cảnh.
Lão thị không điều trị sớm, thị lực của người bệnh sẽ giảm dần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Người bệnh sẽ gặp vấn đề trong việc duy trì mức độ hoạt động, năng suất làm việc và hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, người lão thị sẽ thấy đọc tài liệu khó khăn và gây mỏi mắt, đau đầu. Lão thị sẽ tăng độ đến khoảng 65 tuổi do thời điểm này độ đàn hồi của thể thuỷ tinh đã không còn.
Dấu hiệu lão thị ở mắt
Lão thị sẽ xuất hiện các dấu hiệu bệnh dần dần theo thời gian. Người bệnh có thể nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên sau 40 tuổi, bao gồm:
- Nhìn mờ, đặc biệt những thứ ở gần: khi tài liệu đặt ở khoảng cách đọc bình thường hoặc ở gần mắt, người bệnh có dấu hiệu nhìn mờ. Đồng thời, người bệnh di chuyển tài liệu xa hơn mới nhìn thấy rõ. Điều này là dấu hiệu lão thị ở mắt phổ biến.
- Khó nhìn hơn vào ban đêm: việc hội tụ ánh sáng ở người bệnh lão thị rối loạn nên gây khó nhìn vào ban đêm hoặc trong môi trường có điều kiện ánh sáng kém.
- Mỏi mắt: khi đọc hoặc làm việc ở khoảng cách gần, người bệnh thường cảm thấy mỏi mắt và đau đầu. Dấu hiệu này có thể cảnh báo người bệnh mắc bệnh lão thị.
- Khó đọc, nheo mắt khi đọc: người bệnh lão thị khó đọc sách nên thường nheo mắt để ánh sáng vào mắt nhiều hơn và dễ đọc hơn. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe mắt và xuất hiện nhiều nếp nhăn ở trán, khóe mắt.

Lão thị được điều trị như thế nào?
Một số phương pháp điều trị mắt lão thị phổ biến, bao gồm:
1. Kính mắt
Kính mắt là cách đơn giản, an toàn khắc phục các vấn đề về thị lực do lão thị gây ra. Kính đọc sách thường được dùng để khắc phục các vấn đề về thị lực ở cự ly gần bằng cách bẻ cong ánh sáng trước khi đi vào mắt. Người bệnh cũng cần được bác sĩ khám mắt xác định độ kính phù hợp.
2. Phẫu thuật Presbyond
Hiện nay, phẫu thuật Presbyond là phương pháp hiện đại nhất giúp đem đến thị lực sáng rõ cho người trung niên. Phương pháp này sử dụng tia Laser để điều chỉnh độ cong của giác mạc và tạo bề mặt đa tiêu cho từng mắt:
- Mắt thuận/ mắt chủ đạo sẽ được hiệu chỉnh để đạt tầm nhìn tối ưu từ trung gian đến xa.
- Mắt không thuận/ mắt không chủ đạo sẽ được hiệu chỉnh để đạt dải thị lực từ gần đến trung gian
- Sau khi hợp thị, bệnh nhân có thể nhìn rõ xa - trung - cận mà không cần sử dụng kính gọng.
Như vậy, ưu điểm lớn nhất mà phương pháp này mang đến đó là khách hàng có thể nhìn ở cả 3 cự ly mà không cần đến kính gọng. Ngoài ra, thị lực sau phẫu thuật sẽ ổn định trong khoảng 10 năm tùy thuộc vào tiến triển lão thị của mắt. Hầu hết bệnh nhân có thể quay lại sinh hoạt bình thường sau phẫu thuật vài ngày. Song song đó, để mắt và hệ thần kinh thị giác sớm thích nghi với tình trạng mới, người bệnh cần luyện tập nhìn bằng cả hai mắt để nâng cao khả năng hợp thị.
Khách hàng muốn đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý về mắt tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hà Nội, liên hệ hotline 0949.8888.03 - 0243.755.8688 để được tư vấn.