Gửi thông tin tư vấn

Mời các bạn để lại thông tin dưới đây để nhận ưu đãi phẫu thuật tật khúc xạ

Gửi Yêu Cầu

Cẩn trọng: Nhầm lẫn cận loạn thị với bệnh giác mạc chóp

Ngày đăng: 10:55 - 21/06/2022
Lượt xem: 987

Bệnh viêm giác mạc chóp là bệnh lý về mắt, thường khởi phát ở độ tuổi thanh thiếu niên và có tốc độ tiến triển rất khác nhau tùy theo từng người. Bệnh hay bị nhầm lẫn với cận thị hoặc nhược thị và dễ phát hiện muộn dẫn tới sẹo giác mạc. Xem ngay bài viết dưới đây để phân biệt được bệnh giác mạc chóp, nguyên nhân, dấu hiệu, cũng như cách điều trị của bệnh này như thế nào nhé!

1. Tìm hiểu về bệnh giác mạc chóp là gì?

Đối với người bình thường, giác mạc sẽ trong suốt và có hình chỏm cầu cong đều đặn từ trung tâm ra ngoại vi. Đối với người bị bệnh giác mạc chóp, giác mạc sẽ bị biến đổi làm phần trung tâm hoặc cạnh trung tâm phía dưới của giác mạc bị phình ra và bị tiêu mỏng, không còn đều đặn. Bởi vậy người bị mắc bệnh lý này sẽ bị giảm thị lực, rất dễ nhầm với các bệnh do tật khúc xạ của mắt như cận thị, loạn thị.
 
Về mức độ nguy hiểm, bệnh giác mạc chóp là bệnh lý nguy hiểm có thể khiến người bệnh bị mù vĩnh viễn, do đó cần phải phát hiện và điều trị bệnh kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc. Bệnh này khi tiến triển sẽ gây cho giác mạc trung tâm bị giãn phình, bề mặt không còn bằng phẳng gây ra cận loạn thị. Nếu ở giai đoạn muộn hơn giác mạc có thể bị phù, mờ đục và để lại sẹo giác mạc.

Theo các chuyên gia, muốn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, cần dựa vào khai thác tiền sử có dấu hiệu gợi ý như thường xuyên thay đổi số kính gọng, thay đổi độ loạn thị trong độ tuổi 16-25, hoặc khi soi đồng tử thấy dấu hiệu cắt kéo. Viêm giác mạc chóp dễ bị bỏ sót ở giai đoạn sớm, bởi vậy khi bệnh nhân có  các dấu hiệu như trên cần đến các cơ sở chuyên khoa về mắt để được chẩn đoán chính xác bệnh.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh giác mạc chóp

Hiện nay, nguyên nhân dẫn đến giác mạc chóp vẫn đang được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên, nhiều kết luận đã chỉ ra rằng căn bệnh này có liên quan đến một số yếu tố dưới đây:
  • Yếu tố tuổi tác: Bệnh giác mạc hình chóp là bệnh lý khởi phát ở độ tuổi thanh thiếu niên và có tốc độ tiến triển rất khác nhau tùy theo từng người. Bệnh hay bị nhầm lẫn với cận thị hoặc nhược thị và dễ phát hiện muộn dẫn tới sẹo giác mạc.



  • Tiền sử có một số bệnh: Bệnh giác mạc chóp thường gặp ở một số bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm kết mạc dị ứng, người hay dụi mắt, sốt theo mùa, hen suyễn…Những bệnh lý này thường tạo cơ hội cho viêm giác mạc chóp phát triển.
  • Môi trường sống: Nếu tiếp xúc với tia cực tím quá nhiều, hoặc môi trường có ô nhiễm khói bụi cũng có thể gây các bệnh dị ứng ở mắt, là một trong những nguyên nhân gây giác mạc chóp.
  • Yếu tố di truyền: Một số người có khiếm khuyết di truyền cho các sợi collagen ở trong giác mạc trở nên suy yếu. Khi sợi này suy yếu sẽ không còn giữ được giác mạc trong suốt và không duy trì được cấu trúc mái vòm, lúc này giác mạc sẽ bắt đầu phình ra phía trước.
  • Nội tiết tố: Yếu tố này có thể đóng vai trò lớn trong sự phát triển của bệnh, bởi theo nhiều nghiên cứu thì bệnh phát triển có sự khác nhau ở từng độ tuổi và thời điểm khởi phát của bệnh.

3. Các biện pháp chẩn đoán bệnh giác mạc chóp

Hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa thường khuyến cáo người bệnh cần kiểm tra định kỳ về khúc xạ. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy trong thời gian ngắn mà bạn có những bất thường và tiến triển nhanh thì cần kiểm tra để chẩn đoán.
 
Một số yếu tố chẩn đoán hiện nay:
 
  • Kiểm tra hình dạng giác mạc
  • Thực hiện lập bản đồ giác mạc và đo địa hình giác mạc
  • Thực hiện kiểm tra giác mạc bằng kính hiển vi sinh học

4. Các biện pháp điều trị giác mạc chóp hiện nay

Hiện nay, có các phương pháp điều trị giác mạc chóp đang được sử dụng như:
 
  • Điều trị bằng phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật Cross linking sẽ giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh giác mạc chóp. Đồng thời, đối với bệnh nhân đã ở giai đoạn tiến triển nặng thì phương án tốt nhất cũng là mổ ghép giác mạc để có thể bảo tồn thị lực tốt nhất.
  • Phương pháp điều trị bằng kính thuốc: Sau khi có kết quả chẩn đoán người bệnh có thể điều trị bằng kính tròng mềm giống với khúc xạ thông thường. Còn đối với trường hợp, bệnh ở giai đoạn nặng, giác mạc bị biến đổi gồ ghề thì có thể chuyển sang kính tròng cứng. Người bệnh cần chú ý, việc tháo lắp và sử dụng kính áp tròng cần phải vệ sinh sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh việc viêm giác mạc có thể tiến triển nặng hơn.
 
Trên đây là tất tần tật những thông tin cần thiết về bệnh giác mạc chóp, bạn cần được tư vấn chi tiết hơn hãy đến Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga nhé. Hoặc cần tìm hiểu về điều trị các tật khúc xạ của mắt, hãy liên hệ ngay hotline: 09.69.88.88.01 - 09.69.88.88.02 để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất!
 
 

Bình luận facebook

Thông tin liên hệ

Gọi ngay để được tư vấn
HÀ NỘI

Nhà C2, Làng Quốc Tế Thăng Long, Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

0949.8888.01 - 0243.755.8688

TP.HCM

Số 1 đường 3 Tháng 2, phường 11, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

0931.8888.01 - 0931.8888.02

tuvan.hcm@matvietnga.com

HẠ LONG

Nhà A6, Khu đô thị Monbay, Phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, Quảng Ninh

0931.33.35.81 - 0203.730.8688

halong@matvietnga.com

Thời gian làm việc

Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần (Ngày Lễ, Thứ 7 và Chủ Nhật làm việc đến 17h30)

  • Sáng: Từ 7h00 đến 12h00
  • Chiều: Từ 13h30 đến 17h30

Đặt lịch khám

Đặt lịch