Gửi thông tin tư vấn

Mời các bạn để lại thông tin dưới đây để nhận ưu đãi phẫu thuật tật khúc xạ

Gửi Yêu Cầu

Cận thị là gì? Tổng hợp kiến thức về cận thị bạn cần biết

Ngày đăng: 03:42 - 02/11/2023
Lượt xem: 142

Cận thị có mấy loại? Độ cận thị được phân theo mức độ nào? Những phương pháp nào điều trị cận thị phổ biến hiện nay? là những thắc mắc của bệnh nhân khi mắc tật khúc xạ này.

Hiện nay, có ít nhất 2,2 tỷ người trên thế giới bị suy giảm thị lực hoặc mù lòa, trong đó hơn 1 tỷ trường hợp chưa được giải quyết, bao gồm 88,4 triệu ca cận thị (nguồn: WHO 2019). Theo dự đoán, ước tính đến năm 2050, gần 10% dân số (tương đương hơn 4 tỷ người) có thể mắc tật khúc xạ cận thị.

Tình trạng cận thị tăng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thoái hóa bán phần sau nhãn cầu, thậm chí gây mù lòa. Tình trạng mất thị lực do cận thị cao cũng được dự báo sẽ tăng gấp 4 lần vào năm 2050, trở thành nguyên nhân gây khiếm thị hàng đầu trên thế giới.

Tại Việt Nam, theo chuyên gia khúc xạ thuộc Viện thị giác Brien Holden, tỷ lệ tật khúc xạ ở nước ta chiếm khoảng 15% - 40% (tương ứng 14 - 36 triệu người), trong đó hơn 70% mắc cận thị. Thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương cũng cho thấy, tỉ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em và người lao động trẻ Việt Nam trong những năm gần đây tăng mạnh với tỉ lệ cận thị chiếm hơn 40% (nguồn: báo Tuổi trẻ, 2022).

Tỉ lệ mắc cận thị ngày càng gia tăng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên ở các thành phố lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng về cận thị và các phương pháp điều trị thích hợp với từng đối tượng.

Cận thị là gì?

Cận thị (Myopia) là tật khúc xạ mà người bệnh chỉ có thể nhìn rõ vật ở gần mà không nhìn rõ được vật ở xa, độ cận càng cao khả năng nhìn xa sẽ càng giảm đi. So sánh với mắt của người bình thường, mắt cận thị sẽ có thay đổi về điểm cực cận và cực viễn. Cụ thể:

Đối với người bình thường: Hình ảnh của một vật thể trước tiên sẽ được hội tụ trên võng mạc sau khi chúng phản chiếu qua giác mạc và thủy tinh thể. Quá trình này kết thúc sẽ chuyển tín hiệu tới não bộ, hệ thần kinh thị giác giúp tạo nên hình ảnh vật thể đó.

Đối với người cận thị: Hình ảnh của một vật thể sẽ không hội tụ tại võng mạc mà sẽ hội tụ ở trước võng mạc. Chính vì vậy, người bị cận thị sẽ chỉ nhìn thấy các vật ở gần, còn đối với các vật ở xa sẽ khó nhìn thấy (tùy vào độ cận của mắt).

Muốn phân loại mức độ cận thị cần phải dựa vào số độ (đi-ốp) được xác định bằng máy đo chuyên dụng. Tùy vào mức độ cận thị nặng hay nhẹ, bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị hợp lý nhất.

  • Cận thị nhẹ: Với số đo từ 0.25 đến 3 đi-ốp.
  • Cận thị trung bình: Số đo từ 3.25 đến 6 đi-ốp.
  • Cận thị nặng: Số đo từ 6.25 đến 10.0 đi-ốp.
  • Cận thị cực đoan: Với số đo từ 10.25 đi-ốp trở lên sẽ bị xếp vào cận thị cực đoan, đây là mức độ cận thị nặng nhất.

Triệu chứng của bệnh cận thị

Khi bị cận thị, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi quan sát các vật ở xa. Các dấu hiệu và triệu chứng khác của cận thị gồm:

  • Nhìn mờ khi nhìn vào vật thể ở xa.
  • Thường xuyên nheo mắt.
  • Nhức đầu do mỏi mắt.
  • Khó nhìn thấy vào ban đêm.

Đối với trẻ em, cha mẹ có thể nhận biết thói quen nhìn của con trong học tập và sinh hoạt thường ngày như:

  • Khi xem tivi, trẻ phải lại gần mới xem được.
  • Đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc.
  • Ở lớp trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được.
  • Khi viết, nhiều chữ viết sai, thiếu hoặc phải chép bài của bạn.
  • Hay cúi gần nhìn sách.
  • Nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa.
  • Hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ.
  • Thường kêu mỏi mắt, nhức đầu hay chảy nước mắt.
  • Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt, không thích các hoạt động phải nhìn xa...

Phân loại cận thị

Hiện nay, cận thị được phân thành 4 loại, bao gồm:

Cận thị đơn thuần (Simple Myopia)

Đây là loại cận thị phổ biến nhất, thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi học, từ 10 đến 18 tuổi. Người bị cận đơn thuần thường có độ cận dưới 6 đi-ốp và thường đi kèm với loạn thị. Nguyên nhân cận đơn thuần do mắt thường xuyên làm việc trong khoảng cách gần, nơi làm việc-học tập thiếu ánh sáng hoặc cường độ ánh sáng yếu. Cận thị đơn thuần thường do chế độ làm việc và di truyền. Bệnh có xu hướng phát triển trong một thời gian và ngưng lại ở một mức độ nhất định.

Cận thị thứ phát (Induced Myopia Or Acquired Myopia)

Nguyên nhân là do sơ hóa thủy tinh thể (nuclear sclerosis), do tác dụng phụ khi tiếp xúc với một số thuốc kê đơn, do đường huyết tăng cao (bệnh tiểu đường) và một số nguyên nhân khác.

Cận thị giả (Pseudo Myopia)

Xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết, các cơ thể mi phụ trách chỉnh khả năng điều tiết của mắt bị co quắp, khiến tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời. Biểu hiện của cận thị giả cũng giống như cận thị bình thường, tuy nhiên mắt sẽ hồi phục tầm nhìn sau một thời gian nghỉ ngơi.

Cận thị thoái hóa (Degenerative Myopia Or Pathological Myopia)

Đây là loại cận thị nặng nhất, người bệnh thường có độ cận trên 6 đi-ốp kèm theo thoái hóa võng mạc thuộc bán phần sau nhãn cầu. Khi mắc cận thị thoái hóa, trục nhãn cầu liên tục bị dài ra, khiến độ cận liên tục tăng, tình trạng cận ngày một nặng hơn. Thậm chí bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời, gây các bệnh như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, glôcôm... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mắt. Tuy nhiên, bệnh loại này là khá hiếm và thường phát triển khi còn nhỏ, vì thế các bậc phụ huynh nên thường xuyên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện mắt uy tín để kịp thời phát hiện cận thị học đường và điều trị.

Phương pháp điều trị cận thị phổ biến hiện nay

Hiện nay, để khôi phục thị lực, mổ cận với công nghệ mới được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Điển hình như Relex Smile hoặc Smile Pro vì độ an toàn cao, thời gian phẫu thuật ngắn. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi chưa đủ điều kiện phẫu thuật tật khúc xạ, một số phương pháp khác có thể áp dụng như đeo kính gọng, kính Ortho-K giúp hỗ trợ mắt nhìn rõ hơn.

Đeo kính gọng

Đây là giải pháp thông dụng nhất, ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị. Người bị cận thị thường sử dụng thấu kính phân kỳ. Tuy nhiên kính gọng sẽ đem lại những bất tiện cho người sử dụng. Thêm vào đó, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không điều trị triệt để và chỉ có thể sử dụng được trong một thời gian nhất định, phải thay kính mới khi độ cận tăng.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bị cận phải đeo kính độ, đúng cách, thời gian đeo quy định và thăm khám định kỳ tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám và điều trị đúng cách, tránh hậu quả lâu dài cho đôi mắt.

Đeo kính áp tròng

Kính áp tròng mềm cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của kính áp tròng là thẩm mỹ cao, nhược điểm là có thể bị dị ứng với kính áp tròng nếu mắt mẫn cảm, mắt dễ bị khô. Ngoài ra, kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách có thể gây viêm nhiễm mắt. Bệnh nhân phải thay kính khi hết hạn sử dụng và chi phí mỗi lần thay kính tương đối cao.

Chỉnh hình giác mạc tạm thời bằng Ortho-K

Phương pháp này sử dụng để trị cận thị cho người chưa đủ tuổi phẫu thuật (dưới 18 tuổi) hoặc người không muốn phẫu thuật. Ortho-K là kính áp tròng ban đêm, khử độ cận tạm thời bởi khả năng chỉnh hình giác mạc. Tuy nhiên khi ngừng sử dụng, giác mạc sẽ dần quay về trạng thái cong ban đầu, không điều chỉnh triệt để được tật khúc xạ cận thị. Thêm vào đó, phương pháp này còn có nhược điểm là ít hiệu quả với độ cận nặng, chỉ có tác dụng tạm thời, giá kính Ortho-K đắt đỏ và vẫn có khả năng bị viêm nhiễm mắt.

Phẫu thuật tật khúc xạ

Hiện nay, có 4 phương pháp phẫu thuật cận thị mang đến hiệu quả cao và giúp bệnh nhân sớm lấy lại được thị lực như: Smile Pro, Relex Smile, Femtosecond Lasik, Lasik.

Tuy nhiên, Lasik và Femtosecond Lasik là phương pháp phẫu thuật cũ không còn được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì tồn tại một số biến chứng có thể sẽ xảy ra khi quá trình phẫu thuật dài hơn.

  • Đối với Lasik việc sử dụng tạo vạt bằng dao vi phẫu, độ dài đường cong vạch giác mạc 20mm.
  • Đối với Femtosecond Lasik tuy đã tạo vạt bằng tia laser nhưng độ dài đường cong vạch giác mạc 20mm khá dài.

Nhờ những tiến bộ vượt bật của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực Y tế nói chung và Nhãn khoa nói riêng, hiện nay Relex Smile và Smile Pro là hai phương pháp phẫu thuật cận thị được lựa chọn nhiều nhất. Hai phương pháp này không tạo vạt giác mạc, đường mổ siêu nhỏ chỉ 2mm, do đó vết thương nhanh lành hơn giúp giảm nguy cơ viêm, nhiễm trùng mắt và không có biến chứng vạt sau phẫu thuật.

  • Đối với Relex Smile, bác sĩ sẽ tạo vạt bằng tia laser, độ dài vạch giác mạc siêu nhỏ chỉ 2mm và thời gian phẫu thuật chỉ mất 23 giây/mắt.
  • Đối với Smile Pro, quá trình phẫu thuật được rút ngắn chỉ còn 8 giây/mắt.

Phẫu thuật Phakic (ICL)

Phương pháp này còn gọi là đặt kính nội nhãn, thường áp dụng cho những bệnh nhân có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ. Phương pháp này có những ưu điểm như: dễ thực hiện, không ảnh hưởng đến cấu trúc sinh học giác mạc (không thay đổi chiều dày giác mạc, không tác động lên nhu mô giác mạc…), điều chỉnh được độ khúc xạ cao cho những bệnh nhân có giác mạc mỏng, giác mạc bất thường và điều chỉnh được độ loạn thị.

Nhược điểm là có nguy cơ tăng nhãn áp, có khả năng viêm nhiễm, thời gian phục hồi lâu hơn phương pháp phẫu thuật khúc xạ.

Biện pháp phòng tránh và chăm sóc mắt cận

Nhìn chung, dù đã bị cận hay chưa bị cận, nếu bạn muốn đôi mắt sáng khỏe hơn mỗi ngày hãy tập và duy trì những thói quen sau:

Thay đổi thói quen học tập và làm việc: Tư thế ngồi phù hợp, đảm bảo khoảng cách và ánh sáng thích hợp khi đọc sách, học bài, sử dụng thiết bị điện tử,... Đặc biệt, hãy dành thời gian cho đôi mắt được thư giãn và nghỉ ngơi. Tốt nhất nên ngừng dùng thiết bị điện tử khoảng 2 giờ trước khi ngủ.

Thói quen sinh hoạt lành mạnh: Chế độ ăn uống khoa học, duy trì thói quen tập luyện thể thao và tham gia các hoạt động ngoài trời. Riêng người mắc chứng cận thị nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin tốt cho mắt như vitamin E, A, C, B, Omega 3, 6, 9,... ngoài ra cần tìm hiểu và tham khảo thêm từ bác sĩ về các thực phẩm tốt cho mắt cận thị.

Bảo vệ mắt trước tác động của môi trường: Hãy chuẩn bị sẵn cho mình một loại thuốc nhỏ mắt phù hợp để có thể sử dụng bất cứ khi nào, đặc biệt là sau mỗi lần đi ở ngoài đường về. Vào những ngày trở gió, nắng gắt bạn nên đeo kính mát để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài.

Kiểm tra mắt định kỳ hoặc bất kể khi nào có dấu hiệu lạ: Đối với người lớn nếu cảm thấy mắt có biểu hiện lạ nên đến cơ sở y tế để kiểm tra. Đối với trẻ nhỏ, nếu bé có thói quen sinh hoạt khác thường nên liên hệ với bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và khám bệnh kịp thời.

Đối với bệnh nhân đã mắc cận thị nên định kỳ kiểm tra 6 tháng 1 lần để kiểm tra độ cận và tình trạng của mắt.

Nếu mắc cận thị hoặc có bệnh lý về mắt, bệnh nhân nên lựa chọn tới thăm khám tại các bệnh viện mắt có uy tín như Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga. Bệnh viện được thành lập từ năm 2009 và hiện là bệnh viện mắt quốc tế duy nhất tại Việt Nam, 100% chuyên gia nhãn khoa Liên Bang Nga đầu ngành trực tiếp thăm khám. Với hơn 14 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga là địa chỉ tin cậy của hàng triệu khách hàng khi gặp những bệnh lý về mắt.

Liên hệ ngay hotline để được tư vấn miễn phí: 0949.8888.01 - 0243.755.8688

BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ VIỆT - NGA

Bệnh viện Mắt Quốc tế DUY NHẤT tại Việt Nam, 100% chuyên gia nhãn khoa L.B Nga đầu ngành giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn

🏥 Hà Nội: Nhà C2, Làng Quốc Tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội (đối diện 143 Trần Đăng Ninh)

🏥 Quảng Ninh: Nhà A6 Khu đô thị Monbay, Hạ Long, Quảng Ninh

🏥 TP.HCM: Số 1 đường 3 Tháng 2, phường 11, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Bình luận facebook

Thông tin liên hệ

Gọi ngay để được tư vấn
HÀ NỘI

Nhà C2, Làng Quốc Tế Thăng Long, Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

0949.8888.01 - 0243.755.8688

TP.HCM

Số 1 đường 3 Tháng 2, phường 11, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

0931.8888.01 - 0931.8888.02

tuvan.hcm@matvietnga.com

HẠ LONG

Nhà A6, Khu đô thị Monbay, Phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, Quảng Ninh

0931.33.35.81 - 0203.730.8688

halong@matvietnga.com

Thời gian làm việc

Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần (Ngày Lễ, Thứ 7 và Chủ Nhật làm việc đến 17h30)

  • Sáng: Từ 7h00 đến 12h00
  • Chiều: Từ 13h30 đến 17h30

Đặt lịch khám

Đặt lịch