Gửi thông tin tư vấn

Mời các bạn để lại thông tin dưới đây để nhận ưu đãi phẫu thuật tật khúc xạ

Gửi Yêu Cầu

8 thói quen đơn giản giúp mắt cận thị không tăng độ nhanh

Ngày đăng: 09:42 - 11/11/2023
Lượt xem: 135

Khi bị cận thị, bệnh nhân cần có chế độ chăm sóc để tăng cường sức khỏe cho đôi mắt, giúp mắt không bị tăng độ quá nhanh.

Đối với những bệnh nhân dưới 18 tuổi, khi chưa thể thực hiện phẫu thuật cận thị, cách đơn giản nhất là chăm sóc để đôi mắt luôn khỏe mạnh, không tăng độ quá nhanh. Việc làm này cũng nên duy trì kể cả sau khi bệnh nhân được mổ cận.

Dưới đây là 8 thói quen đơn giản người bị cận thị có thể thực hiện để chăm sóc cho đôi mắt:

Đeo kính đúng độ

Đeo kính đúng độ là giải pháp đối với những bệnh nhân chưa đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người mắc cận thị phải đeo kính đúng với số độ của mắt, không được đeo độ thấp hoặc cao hơn vì sẽ rất dễ làm mắt bị mỏi cũng như lên độ nhanh hơn. Do đó, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, không nên tùy ý đến các cửa hàng bán kính để mua về sử dụng.

Theo lời khuyên của bác sĩ, những người bị cận dưới 0,75 không cần phải đeo kính thường xuyên, cận từ 1 – 2 độ nên đeo kính khi nhìn các vật ở xa. Đặc biệt, các bạn cần đeo kính đúng vào tầm nhìn của mắt, tránh để kính trễ xuống bởi điều đó dễ làm tăng độ cận và khiến mắt bị sụp mí. Ngoài ra người mắc tật cận thị nên đi khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để đo độ cận, thay kính theo chỉ định của bác sĩ.

Phân bổ thời gian nghỉ ngơi

Nếu như bạn làm việc trước máy tính thì sau khoảng 45 phút nên cho đôi mắt nghỉ ngơi khoảng 5 phút để mắt có thể phục hồi lại, thời gian này tốt nhất chúng ta có thể đi lại hoặc nhắm mắt để mắt không phải liên tục điều tiết. Ngoài ra bạn có thể áp dụng phương pháp 20:20:20. Cứ 20 phút làm việc thì lại nhìn ra một vật khoảng 6m trong vòng 20 giây.

Đồng thời, bạn có thể đứng lên đi bộ 5 đến 10 phút, hướng tầm mắt ra xa khoảng 20m vào các khoảng không gian xanh. Màu xanh lá sẽ giúp dịu mắt, mát mắt hơn so với các gam màu khác như đỏ, cam hoặc vàng. Đó là do sự hấp thụ và phản xạ ánh sáng của màu xanh lá cây tương đối trung tính, do đó hệ thống thần kinh, vỏ não và võng mạc của con người cũng dễ thích ứng hơn, giảm bớt sự kích thích đối với mắt.

Thức khuya, thiếu ngủ cũng khiến sức khoẻ đôi mắt bị giảm sút, dễ tăng độ cận hơn. Vì vậy, người bệnh nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày, đặc biệt là tránh thức khuya thường xuyên.

Thường xuyên đeo kính chống nắng

Thông thường chúng ta cứ nghĩ rằng đã bị cận thì không cần phải đeo mắt kính mát khi ra đường. Nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm, mắt bị cận sẽ càng dễ bị tổn thương hơn mắt thường bởi ánh nắng mặt trời. Do đó cách tốt nhất đó là chúng ta trang bị cho mình một chiếc mắt kính mát có độ để có thể đi ngoài trời khi nắng gắt.

Bên cạnh tác dụng chống tia cực tím, việc thường xuyên đeo kính chống nắng khi ra ngoài cũng giúp hạn chế khói bụi, hóa chất, dị vật bay vào mắt trong quá trình di chuyển.

Khám mắt định kỳ

Người bị cận thị nên tự xây dựng cho mình một thói quen khám mắt định kỳ, đôi mắt chính là bộ phận dễ tổn thương nhất, thế nên nếu không chăm sóc kỹ càng sẽ rất dễ làm tổn thương cửa sổ tâm hồn.

Ngoài việc đo lại độ cận, việc khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt khác. Những bệnh mà chúng ta có thể dễ dàng mắc phải như đục thủy tinh thể hay song thị nếu được thăm khám thường xuyên sẽ dễ dàng phát hiện và điều trị một cách nhanh chóng.


Bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt

Cung cấp các chất có lợi cho mắt không chỉ ngăn ngừa tình trạng tăng độ cận, mà còn hỗ trợ cải thiện thị giác. Người bệnh nên chú ý bổ sung nhiều hơn các thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: cà chua, cà rốt, gấc, bí đỏ, lòng đỏ trứng…
  • Thực phẩm giàu caroten: cải xanh, đậu xanh, khoai lang…
  • Thực phẩm giàu crom: thịt bò, gan động vật, đậu, nấm…
  • Thực phẩm giàu canxi: tôm, sò, cua, cá biển, sữa, trứng…

“Luyện mắt” thường xuyên

Tập thể dục cho mắt và massage mắt thường xuyên sẽ giúp cho đôi mắt của bạn đỡ mệt mỏi. Tác dụng của việc này, ngoài giúp cho đôi mắt khoẻ mạnh hơn, ngăn ngừa tăng độ còn giúp cho mắt nhìn đỡ “dại” hơn và không bị sụp mí.

Tham gia các hoạt động ngoài trời

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, một số tia trong ánh sáng Mặt trời có tác dụng kích thích sự hoạt hóa các tế bào nhất định trong mắt. Do đó, bạn nên tăng cường hoạt động ngoài trời với ánh nắng có lợi buổi sáng sớm hoặc cuối giờ chiều.

Tạo thói quen tốt khi làm việc với máy tính, sách vở

Để giữ gìn, bảo vệ đôi mắt, ngăn ngừa tình trạng mắt cận tăng số, bệnh nhân cần chú ý tạo cho mình các thói quen tốt khi học tập và làm việc.

  • Giữ khoảng cách an toàn giữa mắt với máy tính/sách vở: 30 – 35cm.
  • Ngồi ở tư thế thẳng, cân đối khi học tập và làm việc, tránh thay đổi tư thế liên tục.
  • Cứ sau khoảng 1 giờ, các bạn nên nghỉ ngơi 5 – 10 phút để đôi mắt được thư giãn.

Trên đây là những thói quen đơn giản bạn nên thực hiện mỗi ngày để mắt không tăng độ cận quá nhanh. Tuân thủ theo hướng dẫn, đôi mắt của bạn sẽ khỏe mạnh hơn và thị lực ổn định hơn kể cả sau khi phẫu thuật cận thị.


Liên hệ ngay hotline để được tư vấn miễn phí: 0949.8888.01 - 0243.755.8688

BỆNH VIỆN MẮT QUỐC TẾ VIỆT - NGA

Bệnh viện Mắt Quốc tế DUY NHẤT tại Việt Nam, 100% chuyên gia nhãn khoa L.B Nga đầu ngành giàu kinh nghiệm, vững chuyên môn

🏥 Hà Nội: Nhà C2, Làng Quốc Tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội (đối diện 143 Trần Đăng Ninh)

🏥 Quảng Ninh: Nhà A6 Khu đô thị Monbay, Hạ Long, Quảng Ninh

🏥 TP.HCM: Số 1 đường 3 Tháng 2, phường 11, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Bình luận facebook

Thông tin liên hệ

Gọi ngay để được tư vấn
HÀ NỘI

Nhà C2, Làng Quốc Tế Thăng Long, Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

0949.8888.01 - 0243.755.8688

TP.HCM

Số 1 đường 3 Tháng 2, phường 11, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

0931.8888.01 - 0931.8888.02

tuvan.hcm@matvietnga.com

HẠ LONG

Nhà A6, Khu đô thị Monbay, Phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, Quảng Ninh

0931.33.35.81 - 0203.730.8688

halong@matvietnga.com

Thời gian làm việc

Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần (Ngày Lễ, Thứ 7 và Chủ Nhật làm việc đến 17h30)

  • Sáng: Từ 7h00 đến 12h00
  • Chiều: Từ 13h30 đến 17h30

Đặt lịch khám

Đặt lịch