Gửi thông tin tư vấn

Mời các bạn để lại thông tin dưới đây để nhận ưu đãi phẫu thuật tật khúc xạ

Gửi Yêu Cầu

Lý giải hiện tượng “ruồi bay ”

Ngày đăng: 09:40 - 10/06/2019
Lượt xem: 47.901
BỆNH NHÂN LIÊN HỆ QUA HOTLINE DƯỚI ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

——————————————————————————

Một ngày đẹp trời, bỗng dưng bạn thấy có một vài hiện tượng lạ ở mắt là xuất hiện các đốm đen  lơ lửng như ruồi bay mà dụi mãi không hết hoặc các sợi chỉ ngoằn nghèo,  và có cảm giác di chuyển trước mắt trong khi mắt vẫn nhìn yên một chỗ.
Vậy là bạn đã bị “ ruồi bay” rồi đấy!!!

 

1. Hiện tượng “ ruồi bay trước mắt” là gì?


Dưới góc nhìn y học, hiện tượng “ ruồi  bay” gọi là vẩn đục dịch kính, tên khoa học là “muscae volitantes”.
 
hiện tượng ruồi bay

Hiện tượng " ruồi bay"
 
Mắt mỗi người đều có khoang  dịch trong suốt dạng keo sệt, được cấu tạo từ collagen nằm phía sau tròng đen gọi là buồng dịch kính.
Ánh sáng từ ngoài sẽ phải đi xuyên qua khối dịch trong suốt này trước khi hội tụ trên võng mạc ( nơi cảm thụ ánh sáng ở đáy mắt). Những đốm đen lơ lửng mà bạn đang mắc phải chính là các biến đổi của dịch kính.
Khi nhìn trên nền sáng trơn như bầu trời,  hoặc bức tường  những vẩn đục sẽ dễ nhận ra hơn. Bởi khi đó đồng tử co lại.
Do ở trong môi trường lỏng nên các vẩn đục sẽ có xu hướng lắng xuống bên dưới, mắt không nhìn thấy. Tùy theo tư thế của đầu và các động tác liếc mắt, dịch kích sẽ di chuyển, đám vẩn đục sẽ vô tình trôi qua khoảng nhìn.
Hình dạng của vẩn đục là bóng của chúng phản chiếu trên võng mạc do các cấu trúc protein nhỏ bị kẹt trong dịch kính có thể kéo dài trong nhiều năm. Khi ánh sáng nhiều, thậm chí còn có thể thấy vẩn đục kể cả khi đã nhắm mắt do ánh sáng xuyên qua mi mắt tạo ra bóng của vẩn đục
Khi phát hiện có vẩn đục dịch kính, ta thường cố gắng nhìn về phía có vẩn đục để xác định nhưng thường khó vì vẩn đục sẽ chuyển động theo mắt và thường lệch khỏi hướng nhìn. Ta chỉ có thể nhìn thấy vẩn đục do chúng có thể chuyển động trong mắt.


 

2. Nguyên nhân xuất hiện “vẩn đục dịch kính”

nguyên nhân gây vẩn đục dịch kính
 
- Thoái hóa dịch kính: Dịch kính có thành phần bao gồm 99% là nước và 1% là collagen và axit hyaluronic. Axit hyaluronic có tác dụng tạo ra bộ khung giữ nước trong dịch kính, khi chất này bị khử polymer do lão hóa sẽ dẫn đến hóa lỏng dịch kính. Các sợi collagen bị phá hủy và tập trung lại thành những bó sợi dẫn đến vẩn đục dịch kính.

- Bong dịch kính sau và bong võng mạc: Khi dịch kính co lại về thể tích dẫn đến bong dịch kính phía sau tách ra khỏi võng mạc. Khi bong, dịch kính có thể kích thích cơ học tới võng mạc dẫn đến hiện tượng chớp sáng.

 

3. Đối tượng dễ có nguy cơ mắc vẩn đục dịch kính

Vẩn đục dịch kính xuất hiện khi:
  • Những người trên 50 tuổi
  • Những người mắc tật cận thị
  • Người từng bị trấn thương mắt
  • Sau phẫu thuật bong võng mạc
  • Cắt dịch kính
  • Người có bệnh lý võng mạc đái tháo đường
  •  Người có mắt bị viêm ở bán phần sau.

4. Giải pháp điều trị
 

điều trị vẩn đục dịch kính

Điều trị vẩn đục dịch kính 
 
Trong thời gian đầu khi mắc phải, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khá phiền phức vì chưa quen khi phải thường xuyên nhìn thấy hiện tượng này. Tuy nhiên, vẩn đục dịch kính không cần phải can thiệp bằng điều trị. Lâu dần, bạn sẽ  quen với chúng.
Trong một vài trường hợp, nếu  tầm nhìn bị ảnh hưởng đáng kể, tình trạng này có thể được giải quyết bằng phương pháp chiếu tia laser hoặc phẫu thuật nội nhãn.
Vẩn đục dịch kính đa phần là lành tính. Tuy nhiên, nếu bạn thấy vẩn đục ngày một tăng lên và nhìn mờ hơn thì nên đến các bệnh viện mắt uy tín để thăm khám chuyên sâu.
 
 
 
 
 
 

Bình luận facebook

Thông tin liên hệ

Gọi ngay để được tư vấn
HÀ NỘI

Nhà C2, Làng Quốc Tế Thăng Long, Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

0949.8888.01 - 0243.755.8688

TP.HCM

Số 1 đường 3 Tháng 2, phường 11, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

0931.8888.01 - 0931.8888.02

tuvan.hcm@matvietnga.com

HẠ LONG

Nhà A6, Khu đô thị Monbay, Phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, Quảng Ninh

0931.33.35.81 - 0203.730.8688

halong@matvietnga.com

Thời gian làm việc

Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần (Ngày Lễ, Thứ 7 và Chủ Nhật làm việc đến 17h30)

  • Sáng: Từ 7h00 đến 12h00
  • Chiều: Từ 13h30 đến 17h30

Đặt lịch khám

Đặt lịch