Gửi thông tin tư vấn

Mời các bạn để lại thông tin dưới đây để nhận ưu đãi phẫu thuật tật khúc xạ

Gửi Yêu Cầu

Có thể MÙ VĨNH VIỄN nếu bị giác mạc hình chóp.

Ngày đăng: 03:22 - 28/06/2019
Lượt xem: 17.485

1. Giác mạc hình chóp là gì?

Mắt là bộ máy quang học thông minh và hiện đại nhất. Sở dĩ chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng  một vật là khi ánh sáng từ vật đó được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể, sau đó hội tụ trên võng mạc mắt và được các tế bào thần kinh cảm thụ và truyền lên não để tạo ra ảnh.
Những người bình thường, giác mạc trong suốt và có hình chỏm cầu cong đều từ trung tâm ra ngoại vi.
bệnh lý giác mạc hình chóp

Bệnh giác mạc hình chóp là bệnh lý giác mạc mà phần trung tâm hoặc cạnh trung tâm phía dưới của giác mạc bị phình ra và bị tiêu mỏng, không còn đều đặn.
Người bị giác mạc hình chóp thường có thị lực rất yếu, nên hay bị nhầm lẫn với cận thị  hoặc viễn thị. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mù vĩnh viễn.

2. Dấu hiệu bị giác mạc hình chóp


Dấu hiệu ban đầu của người bị giác mạc hình chóp  là loạn thị . Tiếp theo đó, bệnh nhận sẽ bị cận thị. Chứng cận thị tiến triển rất nhanh và ngày một nặng.
Bệnh nhân bị bệnh này cực kì nhạy cảm với ánh sáng, hay bị chói mắt.
 

3. Nguyên nhân gây nên giác mạc hình chóp

yếu tố ảnh hưởng đến giác mạc hình chóp
  • Bẩm sinh và di truyền:  Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực Nhãn khoa đã chỉ ra rằng: việc thiếu hụt về mặt di truyền khiến các sợi protein kém bền vững  không đảm bảo được việc giữ hình dáng ổn định của giác mạc gây ra tình trạng bệnh, khiến giác mạc có chỗ bị phình ra. Ngoài ra, một số trường hợp xuất hiện bệnh là do trong gia đình có người thân từng bị bệnh này.
  • Tiền sử bị mắc một số bệnh:  Giác mạc hình chóp thường xuyên xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng như viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn…  Những người hay có tật dụi mắt làm tổn thương giác mạc cũng khiến cho bệnh phát triển.
  • Môi trường: Môi trường  ô nhiễm, nhiều bụi bẩn,  tiếp xúc quá lâu với tia cực tím làm tổn thương giác mạc dẫn đến việc biến đổi hình dạng giác mạc.
  • Nội tiết: Bệnh giác mạc hình chóp xảy ra một tỷ lệ nhất định ở lứa tuổi thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai. Bởi đây là thời điểm mà các hoocmon nội tiết tố sản sinh ra ở mức nhiều hơn bình thường.
 

4. Các biện pháp chuẩn đoán bệnh giác mạc hình chóp


Khi thấy số đo cận thị tăng lên quá nhanh trong thời gian ngắn, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tiến để thực hiện đo bản đồ giác mạc.
 
bản đồ giác mạc

Bản đồ giác mạc

Một số liệu pháp chuẩn đoán:
  • Bác sĩ sẽ thực hiện đo độc dốc của giác mạc bằng một giác mạc kế,  sau đó lập bản đồ hình dạng và độ dốc của giác mạc.
  • Sử dụng kính hiển vi sinh học để kiểm tra giác mạc.
 

5. Biến chứng của giác mạc hình chóp

Nhiều trường hợp, giác mạc bị phình lên nhanh chóng gây ra việc giảm đột ngột thị lực và tạo lên sẹo giác mạc. Điều này xảy ra là do lớp lót bên trong giác mạc bị phá vỡ, dẫn đễn việc chất lỏng xâm nhập được vào giác mạc, dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

6. Cách điều trị Bệnh giác mạc hình chóp

Việc điều trị bệnh giác mạc hình chóp phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình, bệnh nhân có thể được điều trị bằng kính thuốc hoặc kính áp tròng.
Với những bệnh nhân bị nặng, giác mạc bị sẹo,  cần tiến hành phẫu thuật.
 

6.1 ĐEO KÍNH:

  • Kính gọng hoặc kính áp tròng mềm: Trong giai đoạn đầu của bệnh, thị lực chưa ảnh hưởng nhiều, việc sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng mềm  sẽ khắc phục được mức độ thị lực tối đa cho người bệnh.
  • Kính áp tròng cứng: Ở giai đoạn tiếp theo, khi kính áp tròng mềm không thể đảm bảo thị lực cho bệnh nhân bị giác mạc hình chóp nên cần thay thế bằng kính áp tròng cứng. Tuy nhiên, trong một vài tuần đầu tiên khi đeo kính sẽ có cảm giác khó chịu vì chưa quen. Kính áp tròng cứng được thiết kế riêng phù hợp với giác mạc của từng người.
  • Kính áp tròng tổng hợp: Là kính áp tròng được tích hợp gồm cả kính mềm và kính cứng. Bên trong là lớp kính cứng, bao bên ngoài là lớp kính mềm để tạo cảm giác thoải mái khi đeo.
  • Kính áp tròng Scleral: Loại này  sử dụng  cho bệnh nhân ở giai đoạn khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn thứ 2. Loại kính áp tròng này sẽ to hơn loại bình thường, khi đeo sẽ lấn cả ra phần lòng trắng.
Với loại kính áp tròng cứng và kính Scleral, người bệnh không thể lựa chọn theo ý muốn mà cần dựa trên chỉ định của bác sĩ. Việc đi khám  chuyên sâu để kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh là thực sự cần thiết để tránh tình trạng bệnh nặng hơn, dẫn đến mù vĩnh viễn.
 

6.2 PHẪU THUẬT


Trường hợp khi bệnh nhận không thể sử dụng bất kì loại kính áp trong nào và bệnh cũng ở mức độ khá nặng, giác mạc có sẹo thì cần tiến hành phẫu thuật giác mạc.
  • Đặt vòng implant trong giác mạc: Bác sĩ sẽ đặt miếng nhựa nhỏ có hình lưỡi liềm vào giác mạc để làm phẳng hình nón. Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang tính tạm thời vì có thể gây ra nhiễm trùng hoặc thương tích cho mắt.
  • Phẫu thuật bằng phương pháp Cross Linking, tạo ra các liên kết ngang để nối các sợi Collagen của giác mạc lại với nhau.
  • Trường hợp bệnh nặng, tạo sẹo giác mạc thì phương án duy nhất là mổ ghép giác mạc để bảo tồn thị lực, phương pháp này có thể ổn định trong 15 năm, sau đó giác mạc sẽ trở nên yếu dần.
 
 
 

Bình luận facebook

Thông tin liên hệ

Gọi ngay để được tư vấn
HÀ NỘI

Nhà C2, Làng Quốc Tế Thăng Long, Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

0949.8888.01 - 0243.755.8688

TP.HCM

Số 1 đường 3 Tháng 2, phường 11, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

0931.8888.01 - 0931.8888.02

tuvan.hcm@matvietnga.com

HẠ LONG

Nhà A6, Khu đô thị Monbay, Phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, Quảng Ninh

0931.33.35.81 - 0203.730.8688

halong@matvietnga.com

Thời gian làm việc

Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần (Ngày Lễ, Thứ 7 và Chủ Nhật làm việc đến 17h30)

  • Sáng: Từ 7h00 đến 12h00
  • Chiều: Từ 13h30 đến 17h30

Đặt lịch khám

Đặt lịch